Giải quyết các vấn đề mấu chốt về an toàn thực phẩm: Cụ thể hóa Chỉ thị 17 của Ban Bí thư

T.Linh |

Trao đổi với phóng viên Lao Động xoay quanh các nội dung Chỉ thị số 17 của Ban Bí thư về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn lương thực, thực phẩm trong tình hình mới, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định: Trong thời gian qua, an toàn thực phẩm ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Nhận thức của người dân trong việc thấy an toàn thực phẩm là thiết yếu, gắn liền với đời sống và quyền lợi của chính mình, đồng thời, họ hiểu được rằng nghĩa vụ của chính mình tham gia vào hệ thống, vào chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Người dân cảnh giác với những người bán các sản phẩm không tốt, không an toàn. Các cơ quan chức năng, ở một chừng mực nào đó, đã hoạt động có hiệu quả hơn. Đơn cử như Cục An toàn Thực phẩm- Bộ Y tế hay các Chi cục An toàn thực phẩm - thuộc Sở Y tế các tỉnh thành... đã hoạt động tốt hơn, kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhờ đó, đã “đánh động” các đối tượng kinh doanh sản phẩm không an toàn, không đảm bảo.

Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Duy Thịnh, những thành quả đó mới chỉ là bước đầu, đi vào thực tế thì vấn đề an toàn thực phẩm ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều vấn đề mà các cơ quan chức năng phải tập trung giải quyết. Quan trọng nhất, theo chuyên gia ngành công nghệ sinh học và thực phẩm, hiện nay trong ngành nông nghiệp chưa có gì có thể thay thế được hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học...

“Đây là những thứ gây ảnh hưởng rất lớn, tích tụ chất độc hại trong thực phẩm. Rau, củ, quả lớn lên nhờ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bọ cũng là chất hóa học... Có thể con người sẽ ăn trực tiếp, tích tụ chất độc vào cơ thể hoặc các loại gia súc, gia cầm ăn phải cũng tích tụ trong thịt, rồi lại tiếp tục đi vào con người. Vì vậy, kiểm soát cái gốc đầu tiên phải là kiểm soát nông sản” - ông nói.

Thực tế cho thấy, gánh nặng bệnh tật do ung thư gây ra tại Việt Nam ước tính đã tăng gấp 3 lần sau 30 năm và các ca mắc mới ngày càng trẻ hóa theo thời gian. Theo thống kê mới nhất của ngành y tế, tại Việt Nam, mỗi năm có 183 nghìn ca mới mắc và 123 nghìn người tử vong do ung thư, hiện có 354 nghìn người “sống chung” với ung thư...

“Nếu phòng tránh được ngộ độc trường diễn, là bệnh tật sẽ giảm đi, giảm gánh nặng về chi phí y tế, quỹ bảo hiểm y tế... Không những thế, đời sống người dân tốt hơn, người dân khỏe mạnh, năng suất lao động sẽ tăng... Vì vậy, việc kiểm soát tốt an toàn thực phẩm có lợi về mặt xã hội rất lớn, tránh cho xã hội phải chịu những gánh nặng lớn” - PGS Nguyễn Duy Thịnh phân tích.

“Để Chỉ thị 17 của Ban Bí thư đi vào đời sống, mang lại những hiệu quả to lớn, thì rất cần được cụ thể hóa bằng các văn bản hướng dẫn. Trong đó, cần nêu rõ trách nhiệm cụ thể của từng Bộ, ngành” - ông Thịnh nhận định.

T.Linh
TIN LIÊN QUAN

Chỉ thị mới của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

. |

Chiều 2.11, Văn phòng Trung ương Đảng vừa có thông tin về Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị 17-CT/TW.

Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm ở doanh nghiệp tổ chức bếp ăn tập thể

Phương Linh |

Khánh HòaBếp ăn tập thể được tổ chức tại các doanh nghiệp ở KCN Suối Dầu chiếm đa số, đáp ứng nhu cầu cho hơn 10.000 lao động.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

6 lần thu hồi đất bất thành của chính quyền TP Thái Nguyên

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Dù các cơ quan chức năng có hàng loạt thông báo yêu cầu di dời tài sản, bàn giao lại đất nhưng Trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao vẫn phớt lờ.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.