Ít được tăng ca, công nhân sống trong cảnh "thiếu trước hụt sau"

Phương Chi |

"Đợt này công ty tuyển thêm nhiều người mới, khi nào có hàng gấp, tôi mới được gọi đi làm bổ sung, không được tăng ca cố định như trước" - chị Triệu Thị Sinh - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) buồn bã nói.

Chị Sinh làm công nhân ở thủ đô hơn 10 năm nay, chị chuyển sang công ty mới được 5 năm, mức lương khoảng 7 triệu đồng. Nếu được đi làm thêm nhiều, thu nhập của chị được 10 triệu đồng/tháng.

Chị Sinh nấu cơm để mang đến công ty.
Chị Sinh nấu cơm để mang đến công ty.

Chị Sinh có 1 bé trai 7 tuổi, 2 mẹ con chị cùng nương tựa ở thành phố này. Khi có con ở cùng, số tiền chi tiêu lên đến 10 triệu đồng mỗi tháng.

Tháng nào nhiều việc, chị để dành tiền lương cho những tháng ít việc. "Thiếu trước bù sau, cuộc sống chưa bao giờ dư giả" - chị Sinh nói.

Một thân một mình nuôi con khôn lớn gặp nhiều khó khăn, song người mẹ này chưa bao giờ để con phải đói: "Tôi luôn muốn dành thứ tốt nhất cho con. Tôi ăn sao cũng được, nhưng món ăn của con phải có thêm thịt, tôm".

Hay ngay cả việc học của con cũng vậy, thấy con thích học tiếng Anh, chị Sinh không chần chừ đăng ký suất học tiếng Anh ở trung tâm. "Chỉ cần ham học, mạnh khoẻ, tôi có chịu khổ chút cũng không sao" - chị Sinh nói.

Nữ công nhân này thuê thêm phòng đối diện giá 300.000 đồng để tiện nấu ăn, để đồ.
Nữ công nhân này thuê thêm phòng đối diện giá 300.000 đồng để tiện nấu ăn, để đồ.

Tuy nhiên, để có tiền lo cho sinh hoạt, ăn uống của 2 mẹ con, chị Sinh phải được tăng ca nhiều, thu nhập 10 triệu đồng mới đảm bảo cuộc sống. Điều nữ công nhân này lo lắng nhất là tình hình việc làm, chị sợ không được tăng ca cố định như trước.

Chiều 22.3, chúng tôi gặp anh Hà Huy Đính - công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long nghỉ làm ở nhà “do công ty ít việc”. Để “giết” thời gian, nam thanh niên sinh năm 1996 này gần như chỉ nằm trên giường, chơi điện tử.

Tốt nghiệp cấp 3, anh Đính đi học nghề, rồi đi sửa chữa máy vi tính. Nhưng nghề này ở quê không đủ sống, anh Đính quyết định rời Hà Tĩnh, ra Hà Nội làm công nhân.

Chia sẻ về mức thu nhập, anh Đính cho biết, nếu không đi làm thêm, anh có thu nhập khoảng 6 triệu đồng (5,2 triệu đồng lương cơ bản và các khoản phụ cấp).

Ngược lại được tăng ca, mức thu nhập tăng lên 7-8 triệu đồng/tháng; làm nhiều hơn nữa thì được khoảng 10 triệu đồng/tháng.

 
Căn phòng trọ hơn 10m2 của anh Đính.

Mỗi tháng, anh Đính phải trả 800.000 đồng tiền thuê nhà và tiền điện nước; tiền sinh hoạt, ăn uống khoảng 2-3 triệu đồng. Còn lại, anh gửi về quê cho mẹ.

“Hàng tháng, tôi gửi về cho mẹ được khoảng 3-4 triệu đồng. Nói là gửi về cho mẹ, nhưng tôi hiểu, mẹ muốn giữ cho tôi để sau này có công, có chuyện, như cưới xin, thì dùng đến” – anh Đính cho hay.

Nam công nhân này cho biết, do chỉ có một mình, chưa lập gia đình nên anh hàng tháng anh mới có thể dành dụm được số tiền như trên để gửi về quê.

“Giả sử, bây giờ, tôi lập gia đình, có con, thì với mức thu nhập trên, rất khó khăn cho tôi để đảm bảo cuộc sống. Có lẽ, tôi sẽ phải làm thêm nhiều hơn nữa để có được nhiều tiền hơn” – anh Đính cho hay.

Anh Đính dự định chỉ làm công nhân ở Hà Nội khoảng 2 năm nữa rồi sẽ về quê để ở gần, chăm sóc mẹ, bởi mẹ anh đã lớn tuổi, sức khoẻ yếu. Do vậy, điều mong mỏi nhất thời điểm hiện tại là công việc ổn định, tăng ca càng nhiều càng tốt.

Trong căn phòng trọ hơn 10m2 có nhà vệ sinh, anh Đính bày biện đồ đạc khá ngăn nắp. Vì tường ẩm mốc, anh Đính dán thêm giấy tường màu hồng, anh bảo "nhìn như vậy sẽ tươi sáng hơn".

Video: Công nhân chia sẻ về cuộc sống xa quê, đi làm công ty.
Phương Chi
TIN LIÊN QUAN

Lương tăng ca chỉ bằng bó rau, người lao động miền Trung không mặn mà

Tường Minh - Phương Linh |

Phần lớn người lao động ở các tỉnh Miền Trung không mặn mà với việc tăng ca vì lương tăng ca chỉ bằng bó rau ngoài chợ.

Thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp đối với người lao động

Minh Hương |

Thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp đối với người lao động là 30 ngày kể từ ngày nhận lương được ấn định trong hợp đồng lao động.

Tháng Công nhân 2022: Tổ chức “Gian hàng 0 đồng” phục vụ đoàn viên

Hà Anh |

Thái Nguyên - LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên vừa xây dựng kế hoạch tổ chức Tháng Công nhân năm 2022, nhằm thúc đẩy sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và toàn xã hội trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.

Mục sở thị cảnh người Thụy Sĩ bơi sông về nhà sau giờ làm

Ninh Phương |

Thụy Sĩ - Người dân ở đất nước đắt đỏ bậc nhất châu Âu thường rủ nhau bơi sông về nhà hoặc thư giãn sau giờ làm.

Hoàn thành mở rộng đường ùn tắc triền miên ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Dự án nâng cấp đường Xuân Diệu, vốn đầu tư gần 400 tỉ đồng về đích sau nhiều năm ì ạch thi công.

Bão gần Philippines mạnh lên dữ dội, sóng cao 8m

Khánh Minh |

Theo dự báo bão mới nhất, bão Julian (tên quốc tế là Krathon) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới dữ dội và không loại trừ tăng cấp thành siêu bão.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình

PHẠM ĐÔNG |

TPHCM, Bắc Kạn, Quảng Bình, Tuyên Quang, Phú Yên... vừa triển khai các quyết định điều động, chỉ định, bầu, bổ nhiệm nhân sự mới trong tuần (23.9 - 28.9).

Bảo vệ trẻ em trước vấn nạn bạo hành

lệ hà |

Cần ngăn chặn và ứng phó với bạo hành, đảm bảo an toàn cho trẻ em là một khía cạnh quan trọng nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Lương tăng ca chỉ bằng bó rau, người lao động miền Trung không mặn mà

Tường Minh - Phương Linh |

Phần lớn người lao động ở các tỉnh Miền Trung không mặn mà với việc tăng ca vì lương tăng ca chỉ bằng bó rau ngoài chợ.

Thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp đối với người lao động

Minh Hương |

Thời gian nợ lương tối đa của doanh nghiệp đối với người lao động là 30 ngày kể từ ngày nhận lương được ấn định trong hợp đồng lao động.

Tháng Công nhân 2022: Tổ chức “Gian hàng 0 đồng” phục vụ đoàn viên

Hà Anh |

Thái Nguyên - LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên vừa xây dựng kế hoạch tổ chức Tháng Công nhân năm 2022, nhằm thúc đẩy sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và toàn xã hội trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12.6.2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.