Khánh Hòa, Đà Nẵng: Vì sao nhiều LĐ không muốn đi xuất khẩu lao động?

P.Linh - T.Minh |

Ở nhiều địa phương, có tình trạng người lao động (NLĐ) liên tiếp mắc “bẫy” lừa đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), cơ quan quản lý kiểm không xuể; ở 1 số địa phương như Khánh Hòa, Đà Nẵng thì nhiều năm nay lại có nhiều NLĐ không muốn ra nước ngoài làm việc.

Đỏ mắt tìm người đi xuất khẩu lao động

Thống kê của Sở LĐTBXH tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2014 toàn tỉnh có 1.723 người đi xuất khẩu lao động thông qua nhiều kênh. Sau giai đoạn này tỉnh đã ban hành đề án hỗ trợ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong giai đoạn từ 2016-2020 với mục tiêu bình quân mỗi năm 100 lao động. Tuy nhiên thực tế con số này để đạt được cũng khá trầy trật.

Ông Văn Đình Tri - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Khánh Hòa - cho biết: Năm 2021 số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động là 94 người, đạt 94% kế hoạch. Trước đó năm 2020 con số này là 61 người. Mặc dù chỉ tiêu bình quân mỗi năm Khánh Hòa sẽ đưa 100 lao động đi xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài nhưng thực tế nhu cầu lao động đi khu vực này rất ít. “Chúng tôi cũng đã tuyên truyền vận động nhiều năm trước nhưng không khả quan. Mà đây cũng là tình trạng chung của khu vực Nam Trung Bộ do tâm lý, phong cách người địa phương. Chủ yếu nữa là do du lịch phát triển mạnh nên việc làm nhiều, lao động ít nên người ta không mặn mà đi xuất khẩu lao động” - ông Tri chia sẻ.

Tại Đà Nẵng, theo số liệu từ Sở LĐTBXH, trước dịch COVID-19, năm cao điểm nhất cũng chỉ có hơn 200 lao động được xuất khẩu ra nước ngoài. Nguyên nhân được lý giải là do ở Đà Nẵng luôn thừa việc làm và hơn cả là tâm lý không muốn đi làm xa của người dân địa phương. Hơn 2 năm trở lại đây, tình hình còn tệ hơn và thậm chí chuyện xuất khẩu lao động còn không có trên bàn nghị sự của Sở này bởi dịch bệnh kéo dài, các chuyến bay quốc tế đóng cửa nên các đơn vị môi giới gần như không hoạt động.

“Xốc” lại thị trường sau đại dịch

Với hơn 670.000 lao động trong độ tuổi, thời gian trước khi du lịch dịch vụ tăng trưởng nóng thì nhu cầu việc làm của Khánh Hòa luôn cao hơn cung. Tuy nhiên 2 năm dịch COVID-19 đã làm thay đổi cán cân đó.

Ông Văn Đình Tri nhận định: Xu hướng đi XKLĐ trong giai đoạn tiếp theo của địa phương sẽ tăng nhanh vì nhu cầu việc làm của tỉnh chững lại do tác động của dịch. Hiện Sở LĐTBXH tỉnh đang tích cực tìm kiếm và khai thác các thị trường lao động ngoài nước để hỗ trợ đưa NLĐ trên địa bàn tỉnh đi làm việc theo hợp đồng. Mới đây đoàn công tác của sở đã làm việc với các doanh nghiệp hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài tại các tỉnh phía Nam để xây dựng kế hoạch phối hợp với địa phương thực hiện các buổi tư vấn, tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh. Thị trường chủ yếu là Nhật Bản với số lượng gần 1.000 lao động làm việc trong các lĩnh vực: cơ khí, xây dựng, nông nghiệp, chế biến thực phẩm và y tế.

Theo ông Chu Văn Công - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Khánh Hòa, đơn hàng XKLĐ đang có nhu cầu rất cao - đây là cơ hội để NLĐ tại địa phương có thêm lựa chọn việc làm. Đơn hàng xuất khẩu lao động rất đa dạng ngành nghề, các thị trường rất tốt như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Đức, Đài Loan (Trung Quốc)... với mức thu nhập từ 25-70 triệu đồng.

Hiện có hơn 50 DN được cấp phép tuyển chọn lao động đi nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên Trung tâm đang chủ động kết nối với những DN có năng lực thực sự, rõ ràng minh bạch, hỗ trợ được tốt nhất trực tiếp cho NLĐ… tránh trường hợp NLĐ bị lừa. “Sắp tới Trung tâm sẽ bố trí khu vực riêng tạo điều kiện để thực hiện tư vấn trực tiếp và hướng dẫn người lao động hoàn thiện hồ sơ XKLĐ theo quy định. Lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng sẽ tạo nguồn thu nhập cao, hỗ trợ kinh tế gia đình góp phần phát triển kinh tế địa phương. Thời gian làm việc tại đây cũng là môi trường đào tạo nâng cao tay nghề cho NLĐ, là nguồn lao động chất lượng cần thiết khi về nước”, ông Công nói.

P.Linh - T.Minh
TIN LIÊN QUAN

Miền Trung: Đỏ mắt tìm không ra người đi xuất khẩu lao động

Phương Linh - Tường Minh |

Nhiều tỉnh thành miền Trung như Đà Nẵng, Khánh Hoà... đỏ mắt tìm không ra người đi xuất khẩu lao động.

Đắk Nông nhiều cơ hội xuất khẩu lao động nhưng ít... người tham gia

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Cơ hội xuất khẩu lao động với mức thu nhập khá luôn rộng mở với người lao động ở tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy cơ hội làm việc thì nhiều nhưng lại có rất ít người tham gia.

Lừa 14 người muốn xuất khẩu lao động để chiếm đoạt gần 5 tỉ

Việt Dũng |

Hà Nội - Nguyễn Tuấn Hùng và đồng phạm đưa thông tin gian dối, chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng của những người có nhu cầu xuất khẩu lao động sang Australia.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.