Trách nhiệm của doanh nghiệp với việc tăng lương tối thiểu vùng:

Không thể lấy cớ năng suất thấp để trả lương thấp

Anh Linh |

“Trả lương thấp vì năng suất lao động thấp” là một trong những lý do thường thấy mà các doanh nghiệp đưa ra để không tăng lương hoặc tăng ở mức rất thấp cho người lao động. Lập luận trên đã đẩy người lao động phải chịu trách nhiệm chính về năng suất lao động của mình.

Thực tế, nhiều chuyên gia đã khẳng định: Trách nhiệm của giới chủ và doanh nghiệp là rất lớn trong việc tăng năng suất lao động và không thể lấy lý do năng suất thấp để trả lương thấp. Nếu không cải thiện điều này, tức là tăng năng suất lao động và tăng lương, thì chúng ta đang khuyến khích việc phát triển kinh tế dựa vào việc bán sức lao động giá rẻ. Như vậy chỉ kéo theo sự trì trệ của cả nền kinh tế.

Không thể đổ lỗi cho người lao động

Một khảo sát của Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) cho thấy, công nhân người Việt Nam chỉ nhận được 4.025 USD trong năm 2016 dù họ làm trong những công ty hàng đầu thế giới của Nhật Bản. Khoản tiền lương này chưa bằng ½ mức trả mà doanh nghiệp Nhật dành cho công nhân bản địa khi kinh doanh tại Trung Quốc. Câu trả lời khá rõ ràng: Do năng suất thấp và sự chuyển dịch sản xuất sang công đoạn cao hơn là chậm chạp.

Lâu nay không ít người cho rằng giá nhân công thấp là một lợi thế cạnh tranh. Song, ở thời điểm này, nhiều chuyên gia cho rằng một quan niệm cần thay đổi đó là lao động giá rẻ không còn là lợi thế của nền kinh tế, bởi thế giới đang ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lao động giản đơn có thể bị thay thế bằng robot. Tăng năng suất và tăng giá trị người lao động đang là một thách thức. Tuy nhiên điều này dường như đứng ngoài sự mong muốn của doanh nghiệp. Một mặt họ muốn tăng năng suất nhưng lại không hề muốn đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở vật chất để giải phóng sức lao động, đặc biệt không muốn đầu tư cho người lao động, trong đó có việc tăng lương.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - giảng viên Trường Fulbright - đã dùng khái niệm về “đường cong nụ cười” (phát kiến của Chủ tịch Hãng Acer - ông Stan Shih vào năm 1992) để chỉ ra rằng: Mặc dù kinh tế Việt Nam đã tham gia vào chuỗi hàng xuất khẩu công nghệ cao với sự có mặt của những thương hiệu hàng đầu thế giới nhưng chỉ tham gia vào phần gia công, lắp ráp. Nói theo cách hình ảnh thì chúng ta vẫn nằm ở đáy của “đường cong nụ cười” sau bao năm có sự hiện diện của các tập đoàn hàng đầu.

Rõ ràng cách doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn đang phát triển trên cơ sở thâm dụng vốn và thâm dụng lao động. Khi đã “ở đáy” nụ cười thì chuyện người lao động bị trả lương thấp là dễ hiểu. Nhưng rõ ràng nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao là trách nhiệm của doanh nghiệp chứ không thể và không phải là trách nhiệm người lao động.


Không tăng giá trị lao động là kéo theo sự trì trệ của nền kinh tế

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Không được đổ năng suất lao động thấp vào hết người lao động, vì bản chất người lao động Việt Nam rất chịu khó, rất sáng tạo. Vậy vì sao lại thấp hơn so với các nước khác? Đây là thực tế phải nhìn vào công tác đào tạo dạy nghề, quy hoạch và dự báo ngành nghề”.

Ở góc độ khác, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, khi còn đảm đương vị trí Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã phân tích rất rõ về những nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam ở mức thấp. Theo đó, một trong những lý do là do khả năng tích lũy của nền kinh tế còn hạn chế. Quá trình tăng năng suất lao động luôn đi đôi với điều kiện tăng mức trang bị công nghệ cho người lao động, và như vậy thì phải có vốn đầu tư.

Ngoài ra, trình độ công nghệ thấp và lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động thấp. “Như vậy, tình trạng 88% số doanh nghiệp có công nghệ trung bình và trung bình thấp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng suất thấp. Để khắc phục tình trạng này phải tăng đầu tư thiết bị công nghệ ở hầu hết doanh nghiệp trong nước” - ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra lý giải.

Khi câu chuyện lương tối thiểu ở đỉnh điểm, nhà báo Đức Hoàng đã đưa ra câu chuyện khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Nhà kinh tế học Chang Ha-joon lấy ví dụ về một người lái xe tải ở Ấn Độ và Thụy Điển. Xét đến bối cảnh giao thông hai nước, thì người lái xe Ấn Độ phải thuần thục và vất vả hơn anh Thụy Điển đường thông hè thoáng. Nhưng lương người lái xe Thụy Điển sẽ cao hơn gấp 50 lần. Lý do: Anh ta làm việc cho một ông chủ kiếm nhiều tiền hơn 50 lần. Ông dùng ví dụ đó, để phản biện luận điểm “Quốc gia nghèo là lỗi của người nghèo”.

Theo Chang Ha-joon, quốc gia nghèo là lỗi của người giàu. Tóm lại, năng suất lao động phụ thuộc vào các đầu não của doanh nghiệp và cao hơn là đầu não của nền kinh tế chứ không phải công nhân đứng máy. Năng suất lao động phụ thuộc lớn vào giá trị gia tăng của sản phẩm và trông chờ vào các yếu tố công nghệ, vào các phát minh sáng chế, vào thương hiệu hay chuỗi giá trị...”.

Còn một bạn đọc, sau khi Báo Lao Động đăng tải một loạt bài về lương tối thiểu cũng đưa ra bình luận: “Tôi làm việc bên Hàn Quốc cùng với người Hàn, người Trung Quốc…, năng suất lao động của ta không kém. Vậy thì vấn đề là do doanh nghiệp và những nhà hoạch định chính sách, phải xem lại mình đừng đổ lỗi cho người lao động”.

Chưa kể, nếu một nền kinh tế chỉ dựa vào nguồn nhân công giá rẻ và an phận với điều này khi không chịu tăng lương, tăng giá trị sản phẩm đồng nghĩa với chấp nhận “làm thuê” và kéo tụt nền kinh tế. Cần phải chắc chắn thay đổi điều này, bắt đầu bằng việc tăng lương và tăng năng suất lao động.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN):

Phải hiểu rằng tiền lương chứ không phải là tiền lương tối thiểu mới có mối quan hệ trực tiếp, mật thiết với năng suất lao động, vì tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất, đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ. Không thể vì năng suất lao động chưa cao mà bắt nhu cầu sống tối thiểu phải thấp xuống dưới sàn.

Ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐVN):

Quy luật giá trị của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá. Tôi lấy ví dụ, bây giờ thuê một người công nhân thì phải cho người ta đủ sống đã; nếu không đủ sống thì làm sao yêu cầu nâng cao năng suất lao động. Còn ở Việt Nam, hiện lương tối thiểu vùng đang thấp hơn mức sống tối thiểu. Do vậy, khi mà lương tối thiểu chưa đủ sống thì chưa thể bàn đến năng suất lao động cũng như thái độ, tinh thần của NLĐ. Năng suất lao động chỉ bàn khi ở mức lương trung bình (có tài liệu nói là mức lương đủ sống).   Quế Chi (ghi)

Anh Linh
TIN LIÊN QUAN

Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung

Tất Thảo - Hoa Lê |

Đúng 12 giờ trưa 28.7, phiên họp lần thứ 2 Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tạm dừng theo đề nghị của Tổng LĐLĐVN vì các bên chưa tìm được tiếng nói chung. 

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018

Tất Thảo |

Sáng 28.7, tại phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đã đưa ra 2 phương án tăng LTT vùng để Hội đồng Tiền lương cân nhắc, với mức tăng là 13,3% và 10%.

“Không có lý gì mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 lại thấp hơn năm 2017"

Tất Thảo |

Sáng 28.7, phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Về phía Tổng LĐLĐVN, đại diện cho người lao động có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bão số 5 Krathon mạnh lên thành siêu bão, đi vào Biển Đông

Ngọc Vân |

Sáng sớm 1.10, bão Krathon (Julian ở Philippines) mạnh lên thành siêu bão, đi vào khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung

Tất Thảo - Hoa Lê |

Đúng 12 giờ trưa 28.7, phiên họp lần thứ 2 Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tạm dừng theo đề nghị của Tổng LĐLĐVN vì các bên chưa tìm được tiếng nói chung. 

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018

Tất Thảo |

Sáng 28.7, tại phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đã đưa ra 2 phương án tăng LTT vùng để Hội đồng Tiền lương cân nhắc, với mức tăng là 13,3% và 10%.

“Không có lý gì mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 lại thấp hơn năm 2017"

Tất Thảo |

Sáng 28.7, phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Về phía Tổng LĐLĐVN, đại diện cho người lao động có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.