Tạm dừng phiên họp Hội đồng Tiền lương Quốc gia vì chưa tìm được tiếng nói chung

Tất Thảo - Hoa Lê |

Đúng 12 giờ trưa 28.7, phiên họp lần thứ 2 Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tạm dừng theo đề nghị của Tổng LĐLĐVN vì các bên chưa tìm được tiếng nói chung. 

Theo đó, đến 11h55, phía đại diện chủ sử dụng lao động vẫn giữ nguyên mức đề xuất là tăng 5%, trong khi đó, Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng ít nhất phải hơn mức tăng của năm 2017 (7,3%), cụ thể là 8%. Do đó, Tổng LĐLĐVN đã đề xuất tạm dừng phiên họp.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp cũng đồng ý tạm dừng phiên họp và dự kiến sáng 7.8 các bên sẽ họp lại để có thể tìm ra tiếng nói chung. 

Trước đó, trong phiên họp, ý kiến của các thành viên Tổng LĐLĐVN đều cho rằng, tăng LTT vùng cần quan tâm đến các yếu tố: Bù trượt giá; tăng trưởng kinh tế, bù thiếu hụt theo lộ trình LTT đáp ứng nhu cầu tối thiểu (khoảng 7-10%)… Vì vậy, Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng từ 10% trở lên là phù hợp và có căn cứ.

Một thành viên của Tổng LĐLĐVN cho rằng, cần chia sẻ với sức khỏe của DN. Tuy nhiên, muốn sức khỏe DN tốt thì NLĐ cũng phải được chăm lo tốt. Do đó, đồng ý với mức tăng 10% như Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đề xuất. 

Cũng tại cuộc họp này, Chủ tịch Hiệp hội da giày đề xuất phương án tăng hơn 5% còn Hiệp hội DN nhỏ và vừa đưa ra 2 đề xuất: Thứ nhất là không tăng; thứ hai là tăng 4%.

Đại diện VCCI cho rằng, điều chỉnh tiền LTT năm 2018 là cần thiết, tuy nhiên, cũng cần chia sẻ vì DN đang khó khăn, nhất là những DN trong lĩnh vực dệt may, giày da, thủy sản, điện tử… Vì vậy, cần thiết điều chỉnh tăng LTT vùng và tăng phù hợp; còn nếu tăng cao, nguy cơ DN phải điều chỉnh cơ cấu, cắt giảm lực lượng LĐ, dẫn đến thất nghiệp... VCCI đề xuất mức tăng LTT vùng năm 2018 chỉ ở mức 1-2%...

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban QHLĐ Tổng LĐLĐVN:

Thời điểm này, quan điểm của các bên về đề xuất tăng lương tối thiểu năm 2018 đã có sự xích lại gần nhau. Hiện Tổng LĐLĐVN cũng cân nhắc và căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có phương án thấp hơn so với đề nghị gần đây.

Phương án gần đây, chúng tôi đề xuất tăng 13,3% thì hiện nay chúng tôi đưa ra phương án nữa để xem xét, tức là tăng khoảng 10%. Với lộ trình tăng này, vào khoảng năm 2019 sẽ đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Dù cách tính nhu cầu sống tối thiểu của các bên có những khác biệt, nhưng tựu chung lại chúng tôi thấy rằng, hiện nay mức lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng được trên dưới 90% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Về phía giới chủ sử dụng LĐ, chúng tôi thấy mức đề xuất đã xích lại hơn so với phiên họp lần trước, phương án thì họ chưa nói và cho biết sẽ xem xét lại.

Ông Vũ Quang Thọ - Viện trưởng viện CN  - CĐ, Tổng LĐLĐVN - cho biết, hiện các bên vẫn đang thương lượng, có bên đòi mức cao, đã đưa ra mức mới so với trước đây, có bên trước đây không đề xuất tăng lương nhưng đến nay đã đồng ý tăng nhưng mức tăng chỉ đạt từ 2-4%. Tình hình hiện tại chưa ngã ngũ. Tôi nghĩ rằng, cuộc thương lượng này sẽ còn rất quyết liệt. Phía Tổng LĐLĐVN cũng đã xem xét tất cả, xem xét kiến nghị của phía doanh nghiệp, rút mức đề xuất trước đây từ 13,3% xuống còn 10%; Hiệp hội các doanh nghiệp trước đây không đề xuất tăng, nay đã đề xuất tăng 1-2%, có chỗ đã mạnh dạn đề xuất tăng đến 4%.

Hoa Lê (ghi) 

Tất Thảo - Hoa Lê
TIN LIÊN QUAN

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018

Tất Thảo |

Sáng 28.7, tại phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đã đưa ra 2 phương án tăng LTT vùng để Hội đồng Tiền lương cân nhắc, với mức tăng là 13,3% và 10%.

“Không có lý gì mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 lại thấp hơn năm 2017"

Tất Thảo |

Sáng 28.7, phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Về phía Tổng LĐLĐVN, đại diện cho người lao động có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.

Israel tấn công, 3 lãnh đạo phong trào Palestine thiệt mạng

Song Minh |

Mặt trận Nhân dân Giải phóng Palestine (PFLP) cho biết 3 lãnh đạo của tổ chức này thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon.

1 tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả

Duy Tuấn |

Bình Thuận - Một tài xế ôtô đưa đón học sinh dùng giấy phép lái xe giả bị phát hiện và xử phạt.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, hôm nay 24 học sinh vắng học

Chân Phúc |

TPHCM - 24/38 phụ huynh lớp 4/3 Trường Tiểu học Chương Dương (Quận 1), cho con vắng học trong sáng 30.9

Vẫn khó giao dịch vàng nhẫn ở TPHCM

HẠ MÂY |

Nhiều người dân TPHCM đến các cửa hàng giao dịch vàng nhẫn, nhưng không thành, vì thời điểm này, các thương hiệu vàng lớn không có hàng để bán.

Nữ bác sĩ BV K bị tấm kính rơi vào người đã trở lại làm việc

Lệ Hà |

Nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý công tác tại Bệnh viện K bị tấm kính ở quán cà phê rơi vào người đã hồi phục sức khỏe, trở lại làm việc.

Ông Chu Ngọc Anh, Đinh La Thăng không được đặc xá năm 2024

Ái Vân |

Các ông Chu Ngọc Anh, Phạm Xuân Thăng, Đinh La Thăng không nằm trong danh sách được đặc xá năm 2024.

Tổng LĐLĐVN đề xuất hai phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018

Tất Thảo |

Sáng 28.7, tại phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đã đưa ra 2 phương án tăng LTT vùng để Hội đồng Tiền lương cân nhắc, với mức tăng là 13,3% và 10%.

“Không có lý gì mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 lại thấp hơn năm 2017"

Tất Thảo |

Sáng 28.7, phiên họp thứ hai để thương lượng phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2018 của Hội đồng tiền lương quốc gia (Hội đồng) đang được tổ chức tại Khách sạn Công đoàn (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Chủ tịch HĐTLQG Doãn Mậu Diệp. Về phía Tổng LĐLĐVN, đại diện cho người lao động có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính. Về phía đại diện cho người sử dụng lao động có Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch HĐTLQG Hoàng Quang Phòng.