Lao động nữ trực tiếp trước đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: Chân yếu tay mềm làm sao nổi?

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA |

Hiện nay, do điều kiện làm việc vất vả, khó khăn, bị vắt kiệt sức lực nên nhiều lao động (LĐ) nữ sản xuất trực tiếp đến độ tuổi 40-45 đã “mắt mờ, chân chậm”, không kham nổi, phải nghỉ việc. 

Chính vì vậy, nghe thông tin về đề án tăng tuổi nghỉ hưu, trong đó tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ tăng lên 60, nhiều nữ LĐ trực tiếp không đồng tình, bởi hiện nay họ đã “oải” rồi; nếu tăng tuổi nghỉ hưu nữa thì chịu sao thấu?

Không hợp lý!

Theo dự thảo Đề án cải cách BHXH của Bộ LĐTBXH, liên quan đến đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu, hiện nay có 2 phương án: Phương án một là nâng tuổi nghỉ hưu của LĐ nữ lên 60, lộ trình mỗi năm chỉ nâng thêm 3 tháng. Phương án hai là nữ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 60, lộ trình mỗi năm chỉ điều chỉnh nâng thêm 4 tháng. Như vậy, dù là phương án nào thì tuổi nghỉ hưu của nữ cũng tăng lên 60, so với 55 như hiện nay.

Để khảo sát ý kiến của nữ CNLĐ trực tiếp về tăng tuổi nghỉ hưu, PV Báo Lao Động đã cất công sang KCN Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội). Vừa đi làm về, trên khuôn mặt hiện rõ vẻ phờ phạc mệt mỏi, khi được hỏi ý kiến về việc tăng tuổi hưu đối với nữ giới lên 60, nữ công nhân (CN) Vũ Thị Phương (SN 1978) giật mình: “Mấy nay trên Cty, khi ngồi giải lao, chị em có nói về vấn đề này, nhưng tôi không để ý vì còn công việc áp lực quá. Nhưng nếu là tăng tuổi hưu thật thì tôi không đồng ý”.

Theo chị Phương, tuổi thọ trung bình chắc chỉ được 65 tuổi đến 70 tuổi, vậy mà làm việc đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu thì những CN như chị dành thời gian đâu để nghỉ ngơi mà hưởng lương hưu cả đời mình vất vả đi làm. “Mỗi khi đi làm mệt nhọc, ngoài động lực kiếm tiền cho con cái học hành, chăm lo đời sống bản thân và gia đình tốt hơn thì chúng tôi còn trông chờ vào lương hưu nữa. Chúng tôi cố gắng lấy mấy chục năm làm việc cần mẫn để khi về già tầm 55 tuổi được sống an nhàn mà hưởng lương hưu. Vậy mà bây giờ, nữ CN chúng tôi còn phải bỏ thêm 5 năm gần cuối đời để làm việc. Như vậy, không hợp lý” - chị Phương chia sẻ.

Chịu sao nổi nếu 60 tuổi mới nghỉ hưu?

Còn chị Đỗ Thị Phấn (CN đang làm việc tại KCN Bảo Minh, Nam Định) chia sẻ, những CN như chị chuyên làm việc chân tay, rất vất vả. Thế nên không muốn tuổi nghỉ hưu tăng thêm. “Có làm việc của chúng tôi thì những người đề ra việc tăng tuổi nghỉ hưu mới có thể hiểu được. Sống không được bao nhiêu, dành gần hết cuộc đời để làm việc. Mấy năm cuối đời để nghỉ ngơi, giờ lại bị dựng dậy, đi làm thêm 5 năm nữa. Chưa kể đến những nữ CN còn làm việc tiếp xúc với khí độc, hại cho sức khỏe thì làm sao chịu đến 60 tuổi mới được nghỉ hưu” - chị Phấn bức xúc.

Cũng theo chị Phấn, nếu tăng tuổi hưu thì có thể tốt cho những NLĐ trí óc, họ có thể cống hiến nhiều hơn cho đất nước, xã hội. Nhưng với những người làm CN, LĐ chân tay như chị thì không muốn. Vì công việc quá vất vả rồi, chỉ mong chờ đủ năm làm việc để nghỉ hưu. Bây giờ mà tăng thêm, thì thời gian hưởng lương hưu của họ bị cắt hẳn 5 năm.

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐVN) - không nên nâng tuổi nghỉ hưu với NLĐ trực tiếp sản xuất, dịch vụ. Theo ông Quảng, việc tăng tuổi nghỉ hưu là không phù hợp với NLĐ làm việc trong các ngành nghề LĐ chân tay. “Thực tế, hiện nay rất nhiều LĐ nữ đang làm việc trong các ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử bị người sử dụng LĐ cho nghỉ việc ở tuổi 30-35 với lý do sức khỏe không đáp ứng yêu cầu sản xuất” - ông Quảng nói.

Bên cạnh đó, những LĐ làm việc trong các ngành nghề LĐ chân tay còn phải đối mặt với một nguy cơ nữa là bị mất việc trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong thập niên tới, 86% số NLĐ Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa; trong khi đó, 3/4 số LĐ làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện - điện tử có thể bị thay thế bởi robot. Như vậy, NLĐ, nhất là LĐ nữ còn đang lo lắng trước nguy cơ bị mất việc này thì lại bị “bồi” thêm bởi viễn cảnh phải tăng tuổi nghỉ hưu; gánh nặng lại càng chồng chất lên đôi vai họ.

QUẾ CHI - NGUYỄN NGA
TIN LIÊN QUAN

“Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu không phải do lo vỡ quỹ lương hưu”

V.L |

Đây là khẳng định của Phó TGĐ BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh với phóng viên Báo Lao Động khi được hỏi về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu (vừa được Bộ LĐTBXH đưa ra trong dự thảo Đề án Cải cách BHXH tại phiên họp thường kỳ lần thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) có liên quan tới dự báo vỡ quỹ BHXH vào năm 2025 hay không? 

Mới nghe tăng tuổi nghỉ hưu, rất nhiều lao động nữ có ý kiến phản đối

Quế Chi |

Sáng 8.5, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính tiếp và làm việc với đại diện Công đoàn Kim khí Đức và đại diện Viện Friedrich Ebert (FES).

Tăng tuổi nghỉ hưu có ảnh hưởng đến năng suất lao động?

L.HOA |

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), tăng tuổi hưu đang là vấn đề toàn cầu và sớm hay muộn cũng phải thực hiện tăng tuổi hưu. Ở Việt Nam, việc tăng tuổi hưu của nữ lên 60 và nam lên 62 không ảnh hưởng tới năng suất lao động, nếu biết sử dụng lao động lớn tuổi hợp lý.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.