Lương 5 triệu, công nhân trích 2 triệu đồng thuê người trông con

Bảo Hân - Minh Hương |

Trường mầm non tạm đóng cửa để phòng dịch, nên từ cuối tháng 4.2021 đến nay, vợ chồng chị Nguyễn Khánh Giang (thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) phải thuê người trông con gái 4 tuổi với chi phí 70.000 đồng/ngày.

Lo lắng vì chưa được đi làm lại

Mỗi buổi sáng, trước khi đi làm, chị Giang lại bế con đi gửi, tối về mới gặp lại con. “Người ta vừa trông thuê, vừa hỗ trợ nên mới có mức giá đấy, chứ thường phải là 150.000 đồng/ngày” – chị Giang cho biết.

Chị Giang gửi con cả tuần, trừ hôm nào thứ 7, chủ nhật được nghỉ mới để con ở nhà. Tính ra, một tháng, số tiền chi phí cho việc gửi con rơi vào khoảng 2 triệu đồng.

Trước đây, khi con mới 15 tháng tuổi, công ty gọi đi làm trở lại, không có người trông nom, chị Giang đã phải gửi con đi học mầm non.

Khi được hỏi “Tại sao không gửi con về quê nhờ ông bà trông?”. Chị Giang thở dài: Quê ở Phú Thọ, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mẹ tôi dù đã có tuổi nhưng vẫn đi làm công việc dọn vệ sinh tại Hà Nội; còn bố ở quê làm thêm nhiều việc để mưu sinh nên không thể trông các cháu.

Chị Giang chỉ sang phòng trọ gần đó rồi nói: Ở đây có trường hợp phải nghỉ việc để trông con. Nhưng chị ấy có chồng đi xuất khẩu lao động, thu nhập tốt hơn. Còn vợ chồng chị Giang không thể nghỉ việc trong thời gian này.

“Nếu tôi hoặc chồng nghỉ làm thì thu nhập của cả gia đình sẽ rất thấp, không đủ để duy trì cuộc sống. Rất may là tôi tìm được người trông con”- chị Giang cho hay.

Do vậy, dù khó khăn đến mấy, vợ chồng chị Giang vẫn cố gắng đi làm để có thu nhập lo cho cuộc sống.

Được biết, chị Giang và chồng cùng làm công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) khoảng 5 năm nay. Quãng thời gian làm công nhân không dài, nên mức thu nhập của cả 2 bằng nhau, mỗi người 5 triệu đồng/tháng.

“Lương cơ bản mỗi năm chỉ tăng 200.000-300.000 đồng thôi. Lương thấp, nên chúng tôi chỉ đủ tiền ăn, không có tiền dư hay dành dụm” - chị Giang cho biết.

Hơn 1 tuần nay, chị Giang không phải trả chi phí gửi con do đang nghỉ ở nhà để phòng chống dịch. Gần khu vực chị trọ có ca F0 nên công ty cho công nhân nghỉ làm.

Chị Giang giãi bày: “Nghỉ ở nhà thế này sẽ có thời gian trông con, không mất tiền gửi cháu, nhưng tôi rất lo lắng. Thu nhập của tôi đã thấp, nghỉ ở nhà, chỉ còn khoảng 70% thôi, không đủ để trang trải những sinh hoạt hàng ngày”.

 
Chị Nguyễn Khánh Giang - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long - đang phải tạm nghỉ việc ở nhà để phòng chống dịch.

Nữ công nhân này mong được sớm đi làm cũng như trường mầm non được mở cửa trở lại để cuộc sống giảm bớt áp lực, lo lắng.

Thu nhập giảm sút

Còn anh Cao Văn Khải – làm nghề lái taxi, cùng vợ (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long) có 2 người con, trong đó, bé lớn đã phải gửi về quê ở Cao Bằng nhờ ông bà nội chăm sóc.

Con thứ 2 của anh Khải 18 tháng tuổi, trong thời gian vợ đi làm công ty, anh Khải sẽ ngừng chạy khách để ở nhà trông con.

Để đỡ đần vợ, anh Khải chia sẻ, việc nấu cháo, tắm rửa, cho con ăn uống anh sẽ hoàn thành trước giờ chị đi làm về. Vợ anh Khải làm theo ca, có hôm đêm mới về đến nhà.

Biết vợ đi làm mệt nên anh Khải sẽ tranh thủ làm tất cả. "Vợ tôi làm công nhân nên thời gian có phần gò bó hơn. Tôi đảm nhận lo toan việc nhà, con cái chỉnh chu rồi mới đi làm” – anh Khải cho biết.

Theo anh Khải, trong lúc trường học đóng cửa, anh có thể toàn tâm chăm con nhưng thu nhập giảm sút đáng kể. Từ ngày taxi được phép hoạt động trở lại, anh Khải chỉ kiếm được 2,5 triệu đồng mỗi tháng.

Tổng thu nhập của 2 vợ chồng khoảng 9 triệu đồng/tháng. Từ ngày gửi đứa con đầu về quê, đều đặn mỗi tháng anh chị trích 2 triệu đồng cho con ăn học. Còn lại 7 triệu đồng chắt bóp chi trả tiền thuê trọ, sinh hoạt.

“Số tiền này quá ít cho cả gia đình. May mắn các con khoẻ mạnh, vợ chồng tôi không ốm đau nên chưa phải vay mượn thêm. Nếu trường mở lại, tôi sẽ gửi con đến lớp để có thời gian cày cuốc” – anh Khải nói.

Bảo Hân - Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Mệt mỏi sau ca đêm, công nhân vẫn phải kèm con học online

Bảo Hân |

HÀ NỘI - Mệt mỏi sau cả đêm làm ca tại công ty, nữ công nhân Dương Thị Tuyên trở về phòng trọ. Rất muốn đi ngủ lấy lại sức, nhưng người mẹ 2 con này lại phải thức để cùng con học online.

Công nhân bất an khi con ở phòng trọ một mình học online

Bảo Hân |

Hà Nội - Để con ở phòng trọ một mình học online, nữ công nhân Vũ Thị Thu đi làm mà không lúc nào thôi lo lắng. Cứ 30 phút, chị lại gọi điện về hỏi thăm con rồi mới yên tâm tiếp tục làm việc.

Nữ công nhân hơn 10 năm xa nhà: “Buồn lắm nhưng về rồi làm gì để sống!"

HẠNH PHƯƠNG |

HÀ NỘI - “Đây là năm thứ 12 tôi xa nhà làm công nhân. Số lần chuyển trọ sau 12 năm không có người thân bên cạnh tôi không nhớ hết. Buồn lắm, muốn về nhà lắm chứ, nhưng về rồi không biết làm gì để sống” - chị Nguyễn Ngọc Hoà, công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), chia sẻ khi chúng tôi hỏi về những năm xa nhà làm công nhân.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.