Mệt mỏi khi phải học online

Kiều Vũ |

Con được đi học trở lại là niềm ao ước của rất nhiều bậc phụ huynh lúc này, dù họ làm nhiều ngành, nghề khác nhau. Điều họ đang vô cùng lo lắng là do phần lớn thời gian phải dùng máy tính, điện thoại cho học online không có sự tương tác ngoài đời thực mà những đứa trẻ vốn hồn nhiên nay trở nên mệt mỏi, dễ cáu giận.

Bố mẹ cũng không tránh khỏi căng thẳng vì vừa lo giám sát con học online, vừa giải quyết công việc kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.

“Con chán, không muốn học”

Chị Trần Trang, quận Thanh Xuân (Hà Nội) bắt đầu câu chuyện với vẻ mệt mỏi không thể che dấu sau thời gian tập trung phần lớn thời gian cho việc giám sát con học.

Chị Trang kể con học lớp 5, ban ngày ngồi máy tính học online, tối đến lại thêm 2 tiếng làm bài tập bằng máy tính. Dùng máy tính nhiều đến nỗi con mỏi mắt, mỏi cơ, người ì ạch. Sức chịu đựng con trẻ có hạn nên nhiều khi con chị Trang, có hôm chán học, con nghe nhạc, cô giáo hỏi không trả lời; hỏi lý do thì con bảo “con muốn được thư giãn”. Con căng thẳng 10 phần thì mẹ cũng stress đến 8-9 phần.

Điều chị Trang lo lắng nhất là con càng lớn càng bướng, lại thiếu tính tự giác, nhất là khi học online. Trong khi đó nhà trường vẫn thu 75% học phí; các loại phụ phí thì không giảm mà vẫn thu học trực tiếp. Theo chị Trang, hiệu quả chất lượng dạy và học chỉ được 50%, mà con chị chỉ tiếp nhận kiến thức chưa chắc được 40%.

Chị Trương Thủy, quận Cầu Giấy (Hà Nội) có 3 con trai. Các con học online, cũng như nhiều gia đình khác, mọi sinh hoạt đều đảo lộn, nhưng nhà chị còn khổ hơn vì 3 con học 3 cấp khác nhau. Chỉ riêng việc lo quản lý, cập nhật thông tin từ lớp, gửi bài tập của các con cũng đủ chiếm hết tâm trí, thời gian. Đi đâu chị Thủy cũng không yên tâm vì lo 3 con ở nhà sẽ “liên minh” chơi game trong giờ học.

Chị Thủy khẳng định học online như hiện tại không những bất tiện cho cuộc sống gia đình mà cực kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, chất lượng học của các bạn nhỏ. Do mất tập trung nên kiến thức học online không được bao nhiêu. Tệ hơn là còn có hiện tượng bạn này vào ID của bạn kia để làm hỏng bài thi giữa kỳ của nhau.

"Sứt mẻ” tình cảm

“Sứt mẻ” tình cảm là câu nói vui các bậc phụ huynh thường dùng để miêu tả mối quan hệ cha mẹ - con cái từ khi con phải học online. Con học online, bố mẹ phải giám sát liên tục nên từ việc nói nhẹ đến quát, mắng con đều có. Nhiều khi bố mẹ còn căng thẳng hơn cả con. Thậm chí có mẹ còn cho biết bị trầm cảm, mất ngủ liên tục từ khi con học online. Không ít phụ huynh cho rằng cần có một đánh giá về mức độ ảnh hưởng của việc học online đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần của các con. Với bạn nhanh còn đỡ, với những bạn chậm và mất tập trung thì việc học online thực sự là thử thách đối với cả học sinh và phụ huynh.

Nói về nỗi khổ của việc con cái phải học online, anh Phạm Hồng Quân, huyện Đông Anh, Hà Nội chia sẻ: Đến Công ty làm việc nhưng lúc nào cũng lo lắng không biết 2 con ở nhà có tập trung vào học online không. Anh Quân phân tích khi học online thiếu tương tác trực tiếp sẽ giảm khả năng truyền đạt và nhiệt huyết trong giảng dạy, học tập. Việc học sinh dán mắt vào màn hình máy tính hoặc điện thoại suốt ngày sẽ ảnh hưởng đến thị lực và tâm lý của trẻ. Một số trẻ lâu ngày học online đã xuất hiện triệu chứng trầm cảm.

Anh Quân đề xuất cần đẩy mạnh xúc tiến việc tiêm vaccine mũi 1 cho trẻ từ 12-18 tuổi, mũi 2 cho giáo viên và các nhân viên của trường học. Nơi nào hội tụ đủ các điều kiện an toàn phòng, chống dịch cho học sinh  và giáo viên  thì cho thử nghiệm học trực tiếp dần dần, kết hợp một số môn học online; theo hướng tuân thủ nghiêm 5K và giảm tải nội dung các môn học của năm học 2021-2022.

Kiều Vũ
TIN LIÊN QUAN

Sẵn sàng ký cam kết để con được đến trường

Nguyên Phương |

Chỉ mong con được đến trường là mơ ước chung của các bậc phụ huynh, nhất là phụ huynh ở vùng xanh, vùng vàng.

Tuyên truyền để NLĐ không bị lừa về nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Hải Anh |

Để tránh cho người lao động bị lừa đảo từ những tin nhắn giả mạo thông báo về việc nhận tiền trợ cấp từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Công đoàn Đường sắt Việt Nam đã trích dẫn những hướng dẫn cụ thể trên website của Công ngành nhằm giúp toàn thể cán bộ, đoàn viên, người lao động nắm được.

Học online liên miên, trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng "kép"

Linh Chi - Cát Tường |

Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, vẫn chưa có quyết định cho học sinh các cấp đi học trở lại mặc dù thành phố đã trở về trạng thái bình thường mới. Nhiều chuyên gia lo ngại việc học online suốt cả thời gian dài có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ về tâm lý.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.