Căn cứ Khoản 1 Điều 72 Luật Hộ tịch, người làm công tác hộ tịch gồm: Công chức tư pháp, hộ tịch tại cấp xã (xã, phường, thị trấn); làm tại Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện; viên chức ngoại giao, lãnh sự tại Cơ quan đại diện làm công tác hộ tịch.
Trong đó, công chức này là đối tượng được bố trí 2 người đảm nhiệm theo Điều 9 Thông tư 13/2019/TT-BNV và phải đáp ứng các tiêu chuẩn nêu tại Điều 1 Thông tư 13/2019 như sau:
- Có độ tuổi đủ 18 trở lên.
- Tốt nghiệp trung học phổ thông (trình độ giáo dục phổ thông) và tốt nghiệp đại học trở lên. Nếu làm việc ở các xã miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số thì sẽ do UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.
Riêng công chức tư pháp, hộ tịch thì tuỳ vào nơi làm việc sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
Công chức tư pháp, hộ tịch làm việc tại UBND cấp xã: Chỉ cần có trình độ từ trung cấp Luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch (theo điểm a khoản 2 Điều 72 Luật Hộ tịch năm 2014).
Công chức tư pháp, hộ tịch làm việc tại Phòng Tư pháp: Có trình độ cử nhân Luật trở lên, đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hô tịch.
Viên chức ngoại giao, lãnh sự làm công tác hộ tịch tại Cơ quan đại diện: Được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch.
- Có chứng chỉ tin học phù hợp với vị trí công chức tư pháp, hộ tịch.
Đồng thời, căn cứ Điều 72 Luật Hộ tịch, công chức tư pháp, hộ tịch còn phải có chữ viết rõ ràng.
Bên cạnh tiêu chuẩn, điều kiện được tuyển dụng vào công chức tư pháp hộ tịch, việc xếp lương của đối tượng này cũng được đặc biệt quan tâm.
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 92 năm 2009, công chức tư pháp, hộ tịch sẽ được xếp lương như công chức hành chính. Nhưng nếu chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định nêu trên thì chỉ được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu.