Sẵn sàng ký cam kết để con được đến trường

Nguyên Phương |

Chỉ mong con được đến trường là mơ ước chung của các bậc phụ huynh, nhất là phụ huynh ở vùng xanh, vùng vàng.

Xin nghỉ việc ở nhà trông con

Chị Hoàng Thị Phượng, làm CNLĐ Công ty TNHH Sanko Soken Việt Nam (Đông Anh, Hà Nội) 5 năm, có 2 con, đứa lớn 3 tuổi, đứa bé mới 10 tháng tuổi. Từ tháng 8.2021, khi công ty thực hiện “3 tại chỗ” chị Phượng đã phải xin nghỉ việc vì trường đóng cửa do dịch bệnh, vợ chồng không thể gửi con cho ai.

Hiện, chi tiêu của cả nhà chỉ trông chờ vào thu nhập 10 triệu đồng/tháng (nếu tăng ca) của chồng chị Phượng đang làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh). Lương eo hẹp, hầu như tháng nào chị Phượng cũng phải vay mượn thêm vì thiếu trước bù sau.

Gia đình chị Phượng thuê trọ trong căn nhà cấp 4 ở xã Võng La, huyện Đông Anh. Phòng trọ cũ và xuống cấp nên tính cả điện nước chi phí khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

“Nếu tôi có thể đi làm trở lại, cả nhà đã có tiền thuê phòng trọ mới hơn” - chị Phượng chia sẻ. Ở nhà trông con, không kiếm ra tiền, chị Phượng thấy rất bí bách. Nói về mong muốn hiện tại, chị Phượng cho biết, không phải cứ muốn con đến trường học trở lại là được vì còn phụ thuộc vào tình hình dịch. Chị Phương cho rằng, việc cho trẻ đi học không thể cứ chờ đến lúc không còn F0. “Lúc đó, khéo cả nhà đã đưa nhau về quê rồi vì không thể trụ lại Hà Nội chỉ với 1 khoản thu nhập của chồng” - chị Phượng nói.

Ấn tượng về trường, lớp, bạn bè là màn hình máy tính

Chị Hoàng Thị Bích Ngọc, Công ty Giáo dục SR đang từng ngày mong mỏi cho con được đến trường. Tháng 9.2021, con chị bước vào lớp 1. Để đảm bảo việc học online của con, chị Ngọc buộc phải xin nghỉ việc để ở nhà trông nom. 19h con bắt đầu học online, cả nhà phải trông chừng. Sáng hôm sau, chị Ngọc kèm con làm tất cả các bài tập cô giáo; buổi chiều, chị lại cùng con học online các môn tiếng Anh, Mỹ thuật. Mỗi ngày cứ lặp lại như thế suốt thời gian qua...

Bệnh dịch COVID-19 kéo dài đã làm giảm sút thu nhập, nhưng nay kinh tế gia đình còn ảnh hưởng thêm vì chị Ngọc phải nghỉ làm. Nhưng, hơn tất cả là sự xót xa của người mẹ đối với đứa con bước vào lớp 1 gần 3 tháng mà chưa 1 lần được biết mặt cô, được trò chuyện với các bạn ngoài đời. Tất cả ấn tượng về trường, lớp, bạn bè với bé chỉ là màn hình máy tính với những ô nhỏ có ảnh của mỗi thành viên trong lớp.

Không phải nghỉ làm hẳn như chị Ngọc nhưng chị Trần Thị Tú Oanh phải tính toán gửi đứa con trai học lớp 4 hết nhà này sang nhà khác. Tuần này gửi nhà anh chị họ, tuần tiếp theo gửi nhờ nhà bạn cùng cơ quan có mẹ đã nghỉ hưu; rồi lại tiếp tục “thăm dò” xem có thể gửi ở nhà ai...

Cuối tháng 5.2021, vợ chồng chị Oanh cho con về với ông bà trong Nghệ An, rồi do thực hiện giãn cách phòng chống dịch mà gần 5 tháng sau chị mới đón được con ra Hà Nội. Chị Oanh bất ngờ bởi lực học của con giảm sút so với trước đây. Mỗi lần con đang học online, mẹ đến gần con lại có những biểu hiện lúng túng, mà theo chị nhận định là có thể con đang chat zalo hoặc chơi điện tử; thỉnh thoảng con còn nói chuyện 1 mình…

Dù gửi con ở nhà người quen nhưng chị Oanh vẫn không thể yên tâm làm việc mỗi khi con học online. Chị Oanh khẳng định, sẵn sàng ký cam kết để con đến trường dù chưa được tiêm vaccine, bởi trẻ đã quá mệt mỏi với những giờ học online, không có sự tương tác với bạn bè, thầy cô.

Một trong những lý do để chị Oanh càng mong mỏi các con được đến trường học vì thấy tình cảnh 1 đồng nghiệp có con lên 8 tuổi, chính đứa trẻ 8 tuổi này hằng ngày phải trông em họ mới lên 4 tuổi. Cũng vì bí bách, không tìm được chỗ gửi nên người lớn phải... liều như thế. Nếu không đành thì phải nghỉ việc, mà nghỉ việc nghĩa là không có thu nhập để sống.

Nguyên Phương
TIN LIÊN QUAN

Gần 4.000 học sinh Ba Vì rạng rỡ đến trường sau nhiều tháng học trực tuyến

Tường Vân |

Hà Nội - Mặc kệ rét lạnh, sáng sớm hôm nay, gần 4.000 học sinh Ba Vì rạng rỡ đến trường sau nhiều tháng học trực tuyến tại nhà.

Học sinh 4 huyện ở Nam Định tạm dừng đến trường vì dịch COVID-19

Tuệ Nhi |

Nam Định - Học sinh tại các huyện Ý Yên, Nam Trực, Giao Thủy, Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định sẽ tạm dừng đến trường từ ngày 8.11.

Tiền Giang thí điểm cho học sinh đến trường học trực tiếp

Kỳ Quan |

Tiền Giang - Thông tin từ Sở GDĐT cho biết, ngày mai 8.11, học sinh lớp 9 và 12 trên địa bàn huyện Tân Phú Đông sẽ đi học trực tiếp.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.