Mức kinh phí Công đoàn 2% hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành

NHÓM PV |

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình việc duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2% (Điểm b, Khoản 1, Điều 29) trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đồng thời khẳng định quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành cũng như thực tế về vai trò của tổ chức Công đoàn hiện nay.

Theo các đại biểu Quốc hội, nguồn thu kinh phí Công đoàn rất quan trọng nhằm bảo đảm tài chính để duy trì, tổ chức hoạt động của Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Đặc biệt là thúc đẩy doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm hơn với người lao động thông qua tổ chức Công đoàn.

Ngày càng đáp ứng được yêu cầu của người lao động

Quốc hội đã có phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), trong đó vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là nguồn thu kinh phí Công đoàn 2% và cách thức phân bổ nguồn kinh phí đó.

Đại biểu Bùi Huyền Mai (Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức thu kinh phí Công đoàn theo phương án duy trì mức đóng góp 2%.

“Việc quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành cũng như thực tế về vai trò của tổ chức Công đoàn hiện nay đang ngày càng đáp ứng được yêu cầu của người lao động”, đại biểu này nhấn mạnh.

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn ĐBQH Hòa Bình) cho biết, dự thảo Luật sửa đổi lần này đã có nhiều nội dung được đưa vào quy định để giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện thời gian qua.

Đại biểu cũng đồng tình với việc duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2% (Điểm b, Khoản 1, Điều 29). Bởi việc nguồn thu này rất quan trọng nhằm bảo đảm tài chính để duy trì, tổ chức hoạt động của Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là thúc đẩy doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm hơn với người lao động thông qua tổ chức Công đoàn.

Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc (đoàn Hòa Bình). Ảnh Cao Nguyên.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn ĐBQH Hòa Bình). Ảnh: Thế Hiển

Ủy ban Xã hội ủng hộ và thống nhất tiếp tục duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%

Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) của Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, Điểm b, Khoản 1, Điều 29 của dự thảo Luật quy định cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí Công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Về quan điểm, Ủy ban Xã hội ủng hộ và thống nhất với Tờ trình số 07 về việc tiếp tục duy trì nguồn thu kinh phí Công đoàn 2%.

Ủy ban Xã hội cho rằng, điều này phù hợp với Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Đó là “Duy trì nguồn lực hiện có; thu kinh phí Công đoàn và khuyến khích xã hội hóa nguồn lực để Công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao” đồng thời đây cũng là vấn đề có tính lịch sử, thực tiễn pháp luật của nước ta đã quy định, duy trì từ Luật Công đoàn năm 1957 đến nay đang ổn định và phù hợp với thể chế chính trị của nước ta.

Theo Ủy ban Xã hội, nguồn kinh phí này giữ vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm nguồn tài chính để Công đoàn Việt Nam, nhất là Công đoàn cơ sở hoạt động, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, chăm lo phúc lợi xã hội cho người lao động.

Đặc biệt, nguồn kinh phí này còn chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, thể hiện việc đồng hành, phối hợp cùng với doanh nghiệp, người sử dụng lao động để quan tâm chăm lo đời sống, phúc lợi, động viên, khích lệ người lao động gắn bó với đơn vị cũng như thúc đẩy doanh nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm hơn đối với người lao động của mình thông qua công đoàn.

Bên cạnh đó, theo Ủy ban Xã hội, cũng có ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu để có thể quy định nhằm có thể điều chỉnh linh hoạt mức đóng kinh phí Công đoàn một cách phù hợp (thậm chí phân loại mức đóng theo số lượng người lao động của doanh nghiệp) để hài hòa, vừa bảo đảm điều kiện hoạt động cho tổ chức Công đoàn, vừa không tạo gánh nặng cho người lao động, doanh nghiệp; góp phần thúc đẩy đổi mới, nâng cao chất lượng, tinh gọn tổ chức, bộ máy hoạt động Công đoàn.

NHÓM PV
TIN LIÊN QUAN

Kinh phí công đoàn còn dùng để hỗ trợ công nhân, người lao động về nhà ở

Bảo Hân |

Cơ bản kinh phí công đoàn là để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Ngoài ra, trong bối cảnh mới, kinh phí công đoàn còn được dùng để xây nhà ở cho công nhân thuê.

Đảm bảo kinh phí công đoàn 2% phục vụ tốt nhất cho người lao động

Nhóm phóng viên |

Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí về việc cần phải duy trì kinh phí công đoàn 2% như hiện nay; đồng thời cho rằng, kinh phí công đoàn phân phối về cơ sở theo như phương án 2 trong dự thảo luật là để chăm lo cho đoàn viên, người lao động, đẩy mạnh hoạt động công đoàn tại cơ sở.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ giữ quy định thu 2% kinh phí Công đoàn

NHÓM PV |

Phát biểu tại tổ về Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quy định mức đóng 2% kinh phí Công đoàn theo quy định hiện hành. Nếu không duy trì quy định đóng kinh phí Công đoàn 2%, có nghĩa Công đoàn sẽ phải tính đến một nguồn lực khác để hỗ trợ người lao động.

Chốt phương án tái định cư cho Làng Nủ sau thiên tai

Bảo Nguyên |

Lào Cai - Khu tái định cư này trước mắt dự kiến bố trí 40 ngôi nhà cho 40 gia đình Làng Nủ bị thiệt hại trong trận lũ quét, sạt lở đất vừa qua.

Hà Nội có hơn 40 điểm ngập sau trận mưa sáng 16.9

KHÁNH AN |

Trận mưa lớn đêm 15.9, rạng sáng 16.9 khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn Hà Nội ngập úng nặng.

Hầm xe ngập trong biển nước, hàng chục xe máy suýt "chết đuối"

Việt Anh |

May mắn kịp dậy lúc nửa đêm, cư dân tại một chung cư mini trên phố Cự Lộc (Thanh Xuân, Hà Nội) đã cứu được hàng chục xe máy trước khi hầm xe ngập hoàn toàn.

Các điểm du lịch Quảng Ninh tan hoang sau bão

Thanh Hải |

Là một trong những tỉnh thành phía Bắc bị tàn phá bởi bão số 3 Yagi, Quảng Ninh chịu vô số thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch.

Thông đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đưa hàng cứu trợ đến vùng lũ

Đinh Đại |

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai đã được thông tuyến, khai thác trở lại để vận chuyển hàng cứu trợ đến người dân vùng lũ.