Ở trọ hơn chục năm, công nhân mong mỏi nhà ở xã hội

Mai Dung |

Gò bó trong căn nhà trọ chật chội hàng chục năm, nhiều công nhân, lao động ở TP.Hải Phòng mong ước tiếp cận nhà ở xã hội để an cư, lập nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, dự án thiết chế Công đoàn, nhà ở cho người lao động chưa được triển khai.

Ba thế hệ gò bó trong phòng trọ 17m2

13 năm làm công nhân cũng là ngần ấy năm chị Lê Thị Sênh (39 tuổi, quê ở huyện Thanh Miện, TP.Hải Dương) - công nhân Công ty Tohoku Pioneer Hải Phòng - gắn bó với căn phòng trọ chật chội ở thôn 2 Do Nha, Tân Tiến (huyện An Dương, TP.Hải Phòng). “Con lớn học lớp 8, đứa nhỏ cũng đã lên 7, có thêm bà nội ở quê ra sống chung, sinh hoạt 5 người trong gia đình bó gọn trong căn phòng chưa đầy 20m2, chật chội, thiếu ánh sáng” - chị Sênh tâm sự.

Điều kiện sinh hoạt nhà trọ khó khăn là vậy, nhưng gia đình chị Sênh cũng “quen” 13 năm nay. Các con càng lớn, chị Sênh càng mong mỏi có ngôi nhà rộng rãi để tiện sinh hoạt. “Chúng tôi cũng tính một vài năm tới xây căn nhà nhưng năm nay dịch COVID-19 ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của cả 2 vợ chồng. Chồng tôi thất nghiệp nhiều tháng liền, bản thân tôi nghỉ giãn việc 7-10 ngày/tháng, số tiền tiết kiệm xây nhà lại phải bỏ ra để trang trải chi phí, lo bữa ăn hằng ngày” - chị Sênh cho biết.

Cùng cảnh với chị Sênh, 3 thế hệ trong gia đình chị Nguyễn Thị Vân (34 tuổi, quê huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) - công nhân Công ty Takahata - cũng phải sống trong căn nhà trọ 17m2 hơn 10 năm nay. “Cả gia đình 5 người sinh hoạt trong căn phòng chật hẹp, bí bách, phải tận dụng cả gác xép chứa đồ để ngủ. Thời điểm sinh cháu thứ 2, tôi phải gửi con về quê 3 năm, đến khi cháu đủ tuổi đi học mới cho ra TP.Hải Phòng.

Ấy vậy mà mỗi tháng cả tiền nhà, điện nước sinh hoạt ngót nghét 2 triệu đồng, thêm tiền ăn, tiền học của con, chi tiêu tiết kiệm mỗi tháng để dành được 1-2 triệu đồng. Giờ tôi chỉ mong “thoát” cảnh nhà trọ, được hỗ trợ mua căn nhà giá rẻ với hình thức trả góp, vay lãi suất thấp để ổn định cuộc sống” - chị Vân chia sẻ.

Dự án nhà ở cho công nhân chậm tiến độ

Trao đổi với Lao Động, ông Đào Trọng Trung - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.Hải Phòng - cho biết, trước nhu cầu nhà ở ngày càng trở nên cấp thiết của người lao động, từ năm 2016, TP.Hải Phòng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng thiết chế của Công đoàn tại Khu công nghiệp Tràng Duệ với diện tích đất 4,5ha; ngân sách thành phố bố trí kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến hàng rào của dự án.

UBND TP.Hải Phòng giao UBND huyện An Dương lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào và giải phóng mặt bằng với tổng kinh phí từ nguồn đầu tư công của thành phố số tiền 44,3 tỉ đồng, tuy nhiên, phải đợi HĐND TP.Hải Phòng thông qua vào kỳ họp cuối năm 2020.

Tổng LĐLĐVN cũng có quyết định phân bổ kinh phí chuẩn bị đầu tư dự án với số tiền 500 triệu đồng trong năm 2020 để chuẩn bị các bước đầu tư. Tuy vậy, căn cứ vào Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 14.11.2020 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 655/QĐ-TTg ngày 12.5.2017 về phê duyệt đề án đầu tư xây dựng thiết chế Công đoàn tại KCN, khu chế xuất, một số dự án thiết chế Công đoàn, trong đó có dự án thiết chế Công đoàn tại KCN Tràng Duệ (Hải Phòng) tiếp tục được điều chỉnh để triển khai theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ.

“LĐLĐ TP.Hải Phòng mong muốn thành phố sớm phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào và giải phóng mặt bằng để xây dựng thiết chế Công đoàn tại KCN Tràng Duệ. Trong thời gian này, các cấp Công đoàn thành phố tiếp tục triển khai hoạt động chăm lo đời sống công nhân nhà trọ, hỗ trợ NLĐ vay vốn từ nguồn Quỹ trợ vốn công nhân lao động nghèo, hỗ trợ kinh phí xây nhà Mái ấm Công đoàn... Cùng với đó, chủ động đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm, đầu tư thiết chế Công đoàn, có chính sách hỗ trợ nhà ở, đi lại, tiền gửi trẻ… cho công nhân lao động đang thuê trọ” - ông Trung nói.

Mai Dung
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Nguồn cung nhà ở xã hội tiếp tục giảm

NGUYỄN HUY |

Tại TPHCM, nhu cầu nhà ở xã hội cho người lao động, người có thu nhập thấp là rất lớn. Tuy nhiên, dù nhu cầu tăng, nhưng nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở xã hội lại đang giảm bởi nhiều tác động…

TPHCM: Kiểm tra, rà soát đối tượng mua nhà ở xã hội

HỮU HUY |

Sở Xây dựng TPHCM sẽ chủ trì phối hợp cùng các Sở ngành, đơn vị liên quan để kiểm tra, rà soát đối tượng mua nhà ở xã hội để xử lý những trường hợp đã có nhà ở nhưng vẫn được ký hợp đồng mua, thuê nhà ở xã hội và sử dụng không đúng mục đích.

Hà Nội: Tạo việc làm mới cho nhiều lao động, hỗ trợ mua nhà ở xã hội

Phạm Đông |

Trong thời gian vừa qua, quận Tây Hồ, TP Hà Nội đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, việc làm cho người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.