CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM:

Tạo sự ổn định trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp

HÀ ANH |

Từ sự quan tâm của CĐ các cấp và sự phối hợp của người sử dụng lao động, trong dịp Tết Nguyên đán 2019 và sau Tết, toàn ngành công thương đã không xảy ra bất cứ tranh chấp lao động nào dẫn đến đình công, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp (DN), qua đó tạo sự ổn định trong quan hệ lao động và trật tự - an toàn xã hội.

Chủ động ngăn ngừa tranh chấp lao động

Chủ tịch CĐ Công Thương Việt Nam (CĐ CTVN) Trần Quang Huy cho biết, thực hiện các biện pháp ổn định quan hệ lao động trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 và sau Tết, CĐ CTVN đã chỉ đạo CĐ các cấp phối hợp với chuyên môn đồng cấp tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách, các quy định liên quan đến quyền lợi của NLĐ như lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp khó khăn.

Theo báo cáo nhanh của các đơn vị, đã có trên 2.100 đoàn viên CĐ, NLĐ tại các đơn vị trực thuộc và phối hợp được CĐ CTVN tặng quà. Tổng trị giá quà tiền mặt và hiện vật là trên 1 tỉ đồng được trích từ nguồn đóng góp xã hội của ngành công thương. Đồng thời, CĐ CTVN còn phối hợp Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan triển khai hoạt động chúc Tết, tặng quà (tiền mặt và hiện vật) động viên 16 đơn vị CĐCS với tổng trị giá quà tặng là 149 triệu đồng. Ngoài ra, theo báo cáo của các CĐCS trực thuộc, nhiều đơn vị cơ sở đã phối hợp với chuyên môn trao tặng hàng nghìn suất quà Tết tới NLĐ. Tổng số tiền dành cho hoạt động chăm lo đoàn viên, CNVCLĐ dịp Tết Nguyên đán 2019 ước tính đạt khoảng 107,66 tỉ đồng, trong đó kinh phí cho các hoạt động từ nguồn CĐ là xấp xỉ 9,56 tỉ đồng.

Và để chủ động ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động tập thể trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán 2019, CĐ các đơn vị đã kịp thời phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động, nhất là việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng, không để xảy ra tình trạng nợ đọng tiền lương, tiền thưởng của NLĐ dịp Tết 2019.

Bằng những việc làm thiết thực này, hầu hết các DN trong ngành không xảy ra tình trạng nợ lương NLĐ, giúp NLĐ an tâm sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cũng như việc làm của NLĐ.

100% số DN cam kết không cắt giảm các chế độ

Để đảm bảo quyền lợi của đoàn viên, NLĐ, ngay từ đầu năm 2019, CĐ CTVN đã ban hành công văn hướng dẫn các đơn vị thực hiện những nội dung của Nghị định 157/2018/NĐ-CP để thực hiện điều chỉnh tiền lương theo đúng quy định. Theo đó, CĐ các đơn vị đã phối hợp với người sử dụng lao động đồng cấp xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 157, triển khai chi tiết, cụ thể, gắn với tình tình thực tế của đơn vị và công bố công khai cho NLĐ được biết.

Đồng chí Quách Văn Ngọc - Phó Chủ tịch CĐ CTVN - cho biết, các cấp CĐ đã chủ động đề nghị, thống nhất với người sử dụng lao động thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng theo quy định tại Nghị định, trong đó DN không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ, làm việc ban đêm, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do DN quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của DN. Do vậy, 100% các DN đã cam kết thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo quy định nhưng không cắt giảm các chế độ khác mà NLĐ được hưởng.

Ngoài ra, CĐ các đơn vị đã tổ chức giám sát công tác xây dựng và thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động của DN theo quy định của Nghị định 157 và pháp luật về tiền lương. Trong trường hợp có vi phạm liên quan đến việc điều chỉnh lương, CĐ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích lương, thưởng chính đáng của NLĐ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, không có đơn vị nào xảy ra vi phạm nên đảm bảo được các chế độ lương, thưởng của NLĐ.

Đồng chí Quách Văn Ngọc cho biết, theo báo cáo tổng hợp, các đơn vị trong ngành đã thực hiện tốt Nghị định 157 với mức lương bình quân toàn ngành hơn 6 triệu đồng/người (tức cao gấp 1,5 lần tiền lương tối thiểu theo quy định của Nghị định).

HÀ ANH
TIN LIÊN QUAN

Đắp chiếu cả thập kỉ, nhà máy ôtô Thái Nguyên chờ khai tử

Việt Bắc |

Nhà máy ôtô Vinaxuki Thái Nguyên vốn đầu tư trên 130 tỉ đồng bị bỏ hoang, đắp chiếu cả thập kỉ qua gây lãng phí tài nguyên đất.

Kiểm kê đất đai toàn thành phố Hà Nội

Minh Hạnh |

Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội yêu cầu các địa phương kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng năm 2024 trên toàn thành phố.

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.