Vẫn khó tiếp cận vốn vay ưu đãi, mua nhà

Phương Linh |

Việc triển khai các chương trình vay vốn đến người lao động (NLĐ) tại các doanh nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp; việc tiếp cận các nguồn vốn vay của người lao động, nhất là nguồn vốn vay ưu đãi, vay giải quyết việc làm, vay mua nhà ở... tại Khánh Hòa sau 1 năm vẫn rất khiêm tốn, thậm chí không triển khai được.

2 chương trình vay vốn cho NLĐ còn hiệu lực

Tháng 5.2023, Khánh Hòa lần đầu tiên tổ chức cuộc gặp gỡ đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh với đoàn viên công nhân lao động (CNLĐ), một trong những vấn đề bức xúc được đặt ra là nguồn vốn ưu đãi dành cho CNLĐ để hạn chế tình trạng “tín dụng đen”.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, đến hết tháng 2.2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.256 tỉ đồng/114.994 khách hàng, với 18 chương trình tín dụng còn dư nợ.

Trong tổng số các chương trình còn hiệu lực thì có 2 chương trình liên quan đến NLĐ đang làm việc tại các Khu công nghiệp (KCN), Cụm công nghiệp (CCN) và các doanh nghiệp (DN) là cho vay giải quyết việc làm và cho vay nhà ở xã hội.

Về chương trình cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở đến hết tháng 2.2024 có 796 hộ được vay với số dư nợ hơn 320 tỉ đồng. Đối tượng vay là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, người có thu nhập thấp, NLĐ đang làm việc ngoài Khu công nghiệp.

Thống kê cho thấy, NLĐ tại DN ngoài KCN được duyệt vay vốn mua nhà ở xã hội và xây dựng mới, sửa nhà để ở tại Chi nhánh NHCSXH là 112 hộ với số tiền 98.614 triệu đồng.

2 tháng đầu năm 2024, có 1.275 lượt NLĐ được vay vốn với số tiền hơn 61 tỉ đồng. Đến 29.2.2024, Khánh Hòa có 33.881 NLĐ còn dư nợ với số tiền hơn 1.356 tỉ đồng.

Những trường hợp này là lao động thuộc hộ gia đình đang sinh sống trên địa bàn dân cư, chưa có việc làm.

Không có CNLĐ nào ở khu công nghiệp vay vốn

Cũng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, trong cả 2 chương trình vay vốn dành cho NLĐ thì không có đối tượng vay vốn nào là CNLĐ thuộc các KCN, CCN. Đây là điều khá “khập khiễng” bởi thực tế thời gian qua nhóm lao động này rất dễ bị các nhóm tội phạm “tín dụng đen” tiếp cận và đã có những trường hợp sập bẫy.

Bên cạnh đó, chỉ tính riêng thống kê của LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa hằng năm hỗ trợ kinh phí ít nhất 25-30 trường hợp đoàn viên khó khăn về nhà ở để xây nhà Mái ấm Công đoàn. Và đa số những trường hợp này đều phải vay mượn thêm để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của đoàn viên để xây dựng nhà ở thì rất khó.

Theo Công đoàn các KCN-Khu kinh tế tỉnh Khánh Hòa tại KCN Suối Dầu hiện có hơn 12.000 lao động, có khoảng 20% CNLĐ lao động ở xa phải thuê nhà trọ lân cận, gần nơi làm việc KCN.

Năm 2023, Công đoàn phối hợp với DN tổ chức khảo sát về nhu cầu nhà ở xã hội thì đa số CNLĐ đều đánh dấu không có nhu cầu. Đây cũng là điều khá bất hợp lý mà một trong những nguyên nhân chính là CNLĐ không tiếp cận được với những chính sách vay vốn ưu đãi dẫn đến tâm lý e ngại, sợ nợ...

Trong khi chương trình 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa giải ngân trường hợp nào.

Ông Đỗ Trọng Thảo - Quyền Giám đốc NHNN chi nhánh Khánh Hòa - cho biết: Triển khai Chương trình, NHNN Chi nhánh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn thực hiện chương trình cho vay đối với chủ đầu tư và người mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố theo quy định, với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5% - 2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn.

Có 5 ngân hàng thương mại tham gia gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Tiên phong. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa giải ngân cho vay được vì trên địa bàn chưa có dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện để UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Tăng thu nhập từ sử dụng hợp lý nguồn vốn vay

Kiều Vũ |

Từ vốn vay của Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo Thủ đô, nhiều công nhân viên chức lao động đã tăng thu nhập, cải thiện được kinh tế gia đình.

Thoát nghèo từ nguồn vốn vay ưu đãi

VŨ HỌA |

Với số tiền 30 triệu đồng được vay từ Ngân hàng chính sách xã hội, chị Từ Thị Liên ở thôn Bãi Thảo Hai (xã Bắc An, huyện Chí Linh, Hải Dương) đã mua hàng trăm con giống. Đến nay, gia đình chị không những thoát nghèo mà còn nhân rộng ra được 4 trang trại gà với quy mô mười vạn con.

Cải cách thủ tục để người lao động tiếp cận nhanh nguồn vốn vay

Linh Nguyên |

Lợi dụng những khó khăn về tài chính cũng như nhận thức chưa đầy đủ của NLĐ, thời gian qua “tín dụng đen” tiếp tục có dấu hiệu hoạt động trở lại ở nhiều khu công nghiệp, khu nhà trọ công nhân, gây mất an ninh trật tự, đe dọa sự an toàn của NLĐ. Trước tình trạng đó, tổ chức CĐ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ NLĐ, giúp NLĐ tránh xa “tín dụng đen”.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.