Vụ hàng trăm giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Sai phạm có tính hệ thống, chậm trễ trong việc xử lý lãnh đạo huyện

HỮU LONG |

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk kết luận, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk nhiệm kỳ 2011 - 2016 để xảy ra sai phạm trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ hàng loạt nên nhận quyết định kỷ luật cảnh cáo.

Kết luận là vậy, nhưng ở nhiệm kỳ chủ tịch huyện sau đó, việc khắc vụ hậu quả không được thực hiện nghiêm túc. Sai phạm đã rõ, nhưng những người liên quan đến nay chưa có hình thức kỷ luật cụ thể.

Thanh tra cũng như không

Tính đến tháng 11.2015, UBND huyện Krông Pắk ký hợp đồng với 588 giáo viên (mầm non 86, tiểu học 303, THCS 199) và hợp đồng thừa 80 nhân viên trường học so với biên chế được giao (mầm non 9, tiểu học 62, THCS 9). Điều đáng nói, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk trước đó đã kết luận sai phạm, kiến nghị Chủ tịch UBND huyện “chấm dứt toàn bộ các trường hợp giáo viên ký hợp đồng trong biên chế vượt chỉ tiêu được giao, chỉ đạo các trường chấm dứt các trường hợp giáo viên hợp đồng ngắn hạn” nhưng chủ tịch huyện bấy giờ là ông Nguyễn Sỹ Kỷ, hiện là Phó Ban nội chính Tỉnh ủy, không thực hiện theo tinh thần kết luận thanh tra.

Cũng dưới thời ông Kỷ làm chủ tịch, huyện Krông Pắk bổ nhiệm số lượng cán bộ quản lý giáo dục thừa tới 35 người (trong đó mầm non thừa 8 cán bộ quản lý, tiểu học thừa 18, THCS thừa 9). Trước những sai phạm nghiêm trọng tại huyện Krông Pắk, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Sỹ Kỷ vì trong thời gian giữ chức Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk để xảy ra hàng loạt sai phạm trong tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ.

Về những sai phạm của ông Kỷ, trong năm 2013, Thanh tra tỉnh đã phát hiện và yêu cầu địa phương “Kiểm tra, rà soát cân đối lại nhu cầu thực tế, chỉ tiêu biên chế được giao, số lượng giáo viên hiện có của các trường học để tham mưu Chủ tịch UBND huyện bố trí, sắp xếp, điều động” nhưng huyện Krông Pắk không thực hiện nghiêm túc. Đáng nói, đến nhiệm kỳ sau do ông Y Suôn Byă làm chủ tịch (2016-2020) lại tiếp tục ký “bừa” hợp đồng sai quy định với hàng trăm giáo viên.

Kỷ luật “treo”

Trong nhiệm kỳ đầu của mình (2016-2020), ông Y Suôn Byă ký hợp đồng hàng trăm giáo viên sai quy định. Từ việc “ký” bừa của ông chủ tịch (3 năm sau khi kết luận của Thanh tra tỉnh - PV) đã tiếp tục dẫn đến tình trạng dư thừa giáo viên tại địa phương. Theo tìm hiểu, tính đến thời điểm tháng 3.2016, tại trường THCS Huỳnh Thúc Kháng (xã Ea Phê), nhà trường chỉ bố trí 28 học sinh/lớp, mặc dù cơ sở vật chất vẫn đảm bảo cho 45 em/lớp theo quy định của Bộ GDĐT. Do vậy, trường này đang thừa 16 giáo viên và 1 nhân viên. Nhiều trường khác trong thời gian này cũng có tình trạng dư thừa giáo viên tương tự, như các trường Tô Hiệu, Cư Pui, Nguyễn Văn Bé…

Sai phạm của ông Y Suôn Byă đã được chỉ rõ trong các kết luận thanh, kiểm tra nhưng đến nay, tỉnh Đắk Lắk chưa đưa ra hình thức kỷ luật đối với ông Y Suôn Byă. Về việc này, ông Phan Xuân Lĩnh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk - nói: “Sau khi kết luận sai phạm tại huyện Krông Pắk liên quan đến việc dôi dư hàng trăm giáo viên, đơn vị đang triển khai quy trình tiếp theo sau khi kết luận sai phạm của lãnh đạo huyện Krông Pắk; xem xét, xử lý kỷ luật theo các mức độ. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm sai phạm”.

Mới đây, trong cuộc trao đổi với báo chí, lãnh đạo huyện Krông Pắk thông tin, huyện hiện còn dư 578 giáo viên đang dạy hợp đồng tại huyện, trong đó có 208 giáo viên không có vị trí việc làm xét tuyển biên chế nên buộc phải chấm dứt hợp đồng. 370 giáo viên còn lại sẽ được thi tuyển để lấy 83 chỉ tiêu. Trước sức ép của dư luận về số phận của hơn 500 giáo viên có khả năng nghỉ việc, tỉnh Đắk Lắk yêu cầu huyện tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng để “rà soát lại toàn bộ các hợp đồng, tính toán xét tuyển từ nay đến năm 2021 để thay thế vào vị trí những giáo viên nghỉ hưu”.

HỮU LONG
TIN LIÊN QUAN

Vụ 500 giáo viên Đắk Lắk mất việc: Khủng hoảng thừa-thiếu giáo viên kéo dài đến bao giờ?

Đặng Chung |

Hơn 500 giáo viên đã rơi nước mắt, thẫn thờ vì chưa biết ngày mai sẽ đi đâu, làm gì để lo toan cuộc sống. Đằng sau họ là những bi kịch của “thân phận giáo viên hợp đồng” và mặt trái của hai từ “biên chế”.

Giáo viên mất việc ở Đắk Lắk bán cháo vỉa hè kiếm sống

Theo VNExpress |

Để có tiền trang trải cuộc sống sau nhiều năm đứng bục giảng, các giáo viên phải làm nương rẫy, bán cháo ở vỉa hè, chăn nuôi..., thậm chí bỏ nghề.

Vụ 500 giáo viên sắp mất việc: Thua thiệt luôn nghiêng về “phe nước mắt”

HẢI ĐĂNG |

Diễn biến vụ 500 giáo viên ở Krông Pắk (Đắk Lắk) sắp thất nghiệp vì bị chấm dứt hợp đồng, vẫn là những hình ảnh chua xót quen thuộc: Những giọt nước mắt, những thân phận, hoàn cảnh khó khăn… của những người gian nan đeo đuổi nghề “cao quý”.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.