Xóm Phao phập phồng vào năm học mới

Minh Hương |

Từ ngày TP.Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội, lao động tự do rơi vào cảnh thất nghiệp. Mất việc, họ ăn tiêu dè sẻn từ những đồng tiền tiết kiệm hoặc chỉ trông chờ vào từng đợt cứu trợ của các nhà hảo tâm. Năm học mới đến, con cái của những lao động này chênh vênh theo cha mẹ khi gia cảnh túng thiếu...

Mẹ không có tiền, con phải học ké

Gần 30 căn nhà được dựng trên những chiếc thùng phuy, được người ta gọi là xóm Phao. Xóm nằm giữa bãi sông Hồng, thuộc địa phận phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội.

Đến xóm Phao những ngày trời mưa tầm tã, chúng tôi mới hiểu hết sự thiếu thốn của những người dân sống ở đây. Trong căn “nhà phao” lụp xụp rộng chừng 8m2, chị Bùi Thị Thu Trang (27 tuổi) đang kèm cậu con trai học online tại nhà. Chị Trang có 3 người con, trong đó có 2 con đang học cấp 1.

Gương mặt nhiều suy tư, chị Trang cho hay, suốt 10 năm qua, do nghèo khó nên cả gia đình sống trong căn nhà nổi ven sông Hồng. Trước đây, chị Trang đi rửa bát thuê cho các nhà hàng, quán ăn trên phố, khi rảnh chị nhận thêm công việc dọn nhà kiếm thêm “đồng ra đồng vào”. Kể từ lúc thành phố giãn cách, nhà hàng quán ăn đóng cửa, chị phải nghỉ hẳn ở nhà, công việc cũng bị gián đoạn.

Chồng chị Trang làm bảo vệ cho quán ăn, nay ở nhà vì quán chỉ bán mang về nên cũng khó xin công việc mới. “Không có việc làm, chi phí cho 5 người khi trong nhà không còn tiền trở thành gánh nặng chưa từng thấy” - chị Trang nói.

Năm học mới đến, 2 con của chị Trang đều phải học online nhưng trong nhà chỉ có duy nhất một chiếc điện thoại cũ, chị Trang phải gửi một người con lớp 4 sang nhà họ hàng học, còn cu cậu lớp 3 học ở nhà. Chị Trang chia sẻ, do chỗ ở “biệt lập” với phố xá, nhà lại nổi trên mặt nước nên mạng khá yếu, cậu con có điện thoại học ở nhà thì kết nối cũng chập chờn, lúc được lúc không.

“Mới đây, gia đình tôi được một mạnh thường quân gửi tặng chiếc điện thoại mới. Các con vui lắm, nó bảo với tôi: Từ nay con không phải đi học “ké” nữa rồi mẹ ơi” - chị Trang phấn khởi.

Chưa biết xoay đâu ra tiền để đóng học phí cho  con

Sống ở làng chài ven sông Hồng (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai), chị Trần Thị Thanh Thảo (28 tuổi) có 2 người con, học lớp 3 và lớp 2. Vào năm học mới, cô giáo thông báo cả 2 con đều phải học online, chị Thảo choáng váng như nhận “hung tin”. Hơn 2 tháng nay, khi Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội, việc đánh bắt tôm cá của gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Hai con học online cần 2 chiếc điện thoại, chị Thảo bàn với chồng sẽ mua lại điện thoại cũ để giảm bớt chi phí. Sau một tuần đắn đo, cân nhắc, chị Thảo “cắn răng” mua 2 chiếc điện thoại đời cũ để các con học trực tuyến.

Rầu rĩ ngồi ở mạn thuyền, chị Thảo cho biết, thời gian này các con đều học online tại nhà, mỗi lần ra sông đánh bắt cá, chị phải nhờ mẹ đẻ trông nom hai cháu. Mua được thiết bị học tập cho các con nhưng chị Thảo vẫn gặp khó khăn trong việc cài đặt ứng dụng học trực tuyến. “Quanh năm chỉ có tôm với cá, tôi nào biết đến công nghệ, nhưng vì mong con không bị dở dang chuyện học hành, tôi phải mày mò từng chút một, chỉ dẫn cho con cách đăng nhập” - chị Thảo chia sẻ.

Giải quyết được những bước đầu khó khăn, chị Thảo vẫn lo lắng vì chưa biết xoay sở đâu ra chi phí để đóng tiền học phí cho các con, rồi thêm các khoản ăn tiêu mỗi ngày...

Lao động tự do ế khách những ngày “bình thường mới”

Được trở lại công việc sau nhiều tháng giãn cách, ông Nguyễn Minh Tuấn (57 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) ngồi ngóng khách tại chân cầu vượt ở quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ ngày thành phố nới lỏng giãn cách, nhiều hoạt động cũng được mở cửa trở lại, nhưng mấy ngày nay ông Tuấn liên tục bị ế việc.

Ông Tuấn cho biết, hơn 10 năm mưu sinh bằng nghề chạy xe ba gác, chưa bao giờ ông gặp tình trạng khó khăn như hiện nay. Trước khi dịch chưa bùng phát, mỗi ngày cật lực ông cũng kiếm được đôi ba trăm lo cho gia đình. Mặc dù được hoạt động lại nhưng nhiều người dân vẫn còn “dè chừng” trong việc sử dụng các dịch vụ.

“Chúng tôi thường nói chuyện vui với nhau, nghề xe ba gác như đi câu may mắn. Gặp được khách thì hôm đó có ăn, còn không thì lại về nhà tay trắng. Chúng tôi chỉ mong dịch bệnh nhanh chóng chấm dứt để cuộc sống người dân được trở về quỹ đạo bình thường” - ông Tuấn nói.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

BHXH TP.Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95%

Hà Anh |

BHXH TP.Hà Nội vừa ban kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu về số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) trên địa bàn TP.Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.

Kỳ họp thứ 2 HĐND TP.Hà Nội: Đánh giá toàn diện tình hình kinh tế xã hội

Tùng Giang |

Sáng 22.9, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 2 để xem xét, quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền.

Khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND TP.Hà Nội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng

Tùng Giang |

Sáng mai (ngày 22.9), Thường trực HĐND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.

Phía Miss Universe nói về thông tin Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp

Huyền Chi |

Thông tin Hoa hậu Kỳ Duyên chưa tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương gây xôn xao mạng xã hội.

Trực tiếp bóng chuyền U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình

Nhóm PV |

Trực tiếp chung kết giải bóng chuyền U23 quốc gia giữa U23 Thể Công Tân Cảng vs U23 Ninh Bình vào lúc 20h ngày 19.9.

Chậu hoa giấy trên phố đi bộ ở Đà Nẵng đồng loạt "nằm" tránh bão

Nguyễn Linh |

UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết đã chủ động đặt nằm các chậu hoa giấy tại phố đi bộ Bạch Đằng để tránh thiệt hại bởi ảnh hưởng của cơn bão số 4.

Cháy lớn Hà Nội, khói lửa cuồn cuộn khiến người dân khiếp sợ

Hải Danh |

Một xưởng in rộng khoảng 400m2, kết cấu khung thép, mái tôn trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) bốc cháy dữ dội khiến người dân khiếp sợ.

Nợ chế độ giáo viên Bình Định: Trách nhiệm "chảy" về trường

Hoài Phương |

Bình Định - Về việc giáo viên huyện miền núi Vân Canh bị nợ lương, chế độ kéo dài, các cơ quan, đơn vị liên quan đều cho rằng trách nhiệm chính thuộc về trường.

BHXH TP.Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95%

Hà Anh |

BHXH TP.Hà Nội vừa ban kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu về số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) trên địa bàn TP.Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.

Kỳ họp thứ 2 HĐND TP.Hà Nội: Đánh giá toàn diện tình hình kinh tế xã hội

Tùng Giang |

Sáng 22.9, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 2 để xem xét, quyết nghị các nội dung thuộc thẩm quyền.

Khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND TP.Hà Nội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng

Tùng Giang |

Sáng mai (ngày 22.9), Thường trực HĐND thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ hai HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.