Thế giới động vật: Sẽ ra sao nếu tất cả muỗi trên Trái đất biến mất?

Nguyễn Hạnh |

Vì muỗi rất nguy hiểm, chúng ta có nên giết tất cả chúng không? Và nếu chúng ta thực hiện một biện pháp quyết liệt như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào?

Trong suốt lịch sử loài người, các cuộc chiến tranh, trận chiến và xung đột được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của khoảng 1 tỉ người. Nhưng con số đó chưa là gì so với số người bị muỗi giết. Tạp chí Nature cho rằng, gần 1/2 số người sống trong 50.000 năm qua bị ảnh hưởng bởi loài côn trùng chết người này và khả năng lây truyền một căn bệnh cụ thể của nó: sốt rét.

Muỗi là "hung thủ chính" của việc lây lan bệnh sốt rét, cũng như các loại virus như Zika, Tây sông Nile và sốt xuất huyết. Theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, loài muỗi Anopheles gambiae thường được mệnh danh là "loài động vật nguy hiểm nhất trên Trái đất".

Tuy nhiên, không phải tất cả loài muỗi đều gây nguy hiểm cho chúng ta. Ngay cả những loài đôi khi có hại cũng có xu hướng không hút máu con người mà chỉ thích nhựa cây và mật hoa.

"Có khoảng 3.500 loài muỗi, nhưng chỉ có khoảng 100 loài có khả năng cắn và truyền bệnh cho người", Steven Sinkins - giáo sư vi sinh vật học và y học nhiệt đới từ Trung tâm Nghiên cứu Virus tại Đại học Glasgow ở Scotland - nói với Live Science trong một email.

Ví dụ, muỗi Culiseta thường đốt người, nhưng không mang bất kỳ bệnh suy nhược nào, trong khi Toxorhynchites là loài phổ biến trên thế giới và có xu hướng sống trong rừng, thích đường mật hơn máu, theo Entomology Today.

Do đó, có lẽ không cần thiết phải loại bỏ mọi loài muỗi. Thay vào đó, chúng ta có thể nhắm mục tiêu đến những loài truyền bệnh, chẳng hạn như Aedes aegypti - loài mang các bệnh như sốt vàng da và Zika, Anopheles và Culex - mang một số loại bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt Tây sông Nile, sốt vàng da, Zika, chikungunya và giun chỉ bạch huyết, theo Learn Animal Research.

Tuy nhiên, rất khó để tiêu diệt những loài muỗi nhất định. Các nhà khoa học không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra khi tất cả muỗi trên Trái đất chết, nhưng vì muỗi là nguồn thức ăn chính cho nhiều loài động vật, bao gồm dơi, chim, ếch, cá và chuồn chuồn, nên sẽ tác động phần nào đến sinh thái, ít nhất là trong ngắn hạn.

Bất chấp hệ quả chưa rõ ràng này, các nhà nghiên cứu đồng ý rằng nếu có thể tiêu diệt được mọi con muỗi có khả năng truyền bệnh sốt rét và các bệnh khác, ngay cả khi điều đó cũng có nghĩa là xóa sổ tất cả những con muỗi không nguy hiểm cho con người, họ sẽ ủng hộ.

Nguyễn Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Thế giới động vật: Tìm thấy loài ếch mới kỳ lạ trong rừng Amazon

Nguyễn Hạnh |

Một loài ếch mới kỳ lạ với chiếc mũi giống lợn vòi đã được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon nhờ tiếng kêu "bíp" của nó. 

Thế giới động vật: Khám phá thú vị về sự phòng thủ của rắn

Nguyễn Hạnh |

Rắn thường rít lên để dọa kẻ thù và có một kỹ thuật đặc biệt cho phép chúng rít lên mà không cần răng cửa.

Thế giới động vật: Kiến có mùi gì?

Nguyễn Hạnh |

Khi nhắc đến những loài động vật "nặng mùi", người ta thường nghĩ ngay đến chồn hôi, bò xạ hương, mà không biết rằng một trong những loài động vật bốc mùi kỳ lạ nhất đang ở ngay gần ta: kiến.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.