Chợ mới nơi mù sương

PHƯƠNG THẢO |

Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), với khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và di sản kiến trúc phong phú, nơi này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” …
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc Châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng.

Du lịch không thể “ngủ yên”

Mặc dù là một đô thị du lịch nổi tiếng, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố thiếu vắng các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trình đô thị hóa ồ ạt khiến thành phố ngày nay phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông dần biến mất, thay thế bởi các công trình xây dựng hoặc những vùng canh tác nông nghiệp. Do không được bảo vệ tốt, không ít danh thắng và di tích của thành phố rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Sự phát triển thiếu quy hoạch trong những thập niên gần đây khiến kiến trúc đô thị Đà Lạt chịu nhiều biến dạng và trở nên nhem nhuốc.

Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cùng không ít những công trình kiến trúc chịu sự tàn phá của thời gian mà không được bảo tồn, gìn giữ. Trong 6 tháng đầu năm 2016, khách du lịch đến Lâm Đồng đạt 2.715.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 134.000 lượt. Lâm Đồng hiện có 1.007 cơ sở lưu trú du lịch, với tổng số 16.355 phòng, có 335 khách sạn từ 1 - 5 sao, 42 DN kinh doanh lữ hành - vận chuyển du lịch, trong đó có 16 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế. Lâm Đồng hiện đang được đầu tư và khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan miễn phí, phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí tạo nên sự đa dạng, phong phú đối với các tour, tuyến du lịch.

Trong số các điểm du lịch tiêu biểu ở Lâm Đồng còn có Vườn Quốc gia Cát Tiên - nơi có một trong 8 khu vực đất ngập nước Ramsar của Việt Nam (Bàu Sấu), là một trong 9 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận của Việt Nam. Vườn Quốc gia Bi Doup - Núi Bà là một trong hệ thống các vườn quốc gia Việt Nam, một trong 221 khu xem chim của thế giới, được các nhà khoa học đánh giá là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam. Lang Biang đã được UNESCO công nhận là khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới.

Với tính đa dạng sinh học, Đà Lạt trở thành “một thành phố trong rừng và rừng trong thành phố”. Những năm qua, công tác tuyên truyền phát triển du lịch chất lượng cao đã được thành phố đẩy mạnh tới tận các phường, xã và cơ sở kinh doanh du lịch. Ngành du lịch tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các đối tượng phục vụ trên ôtô vận chuyển khách du lịch, đẩy mạnh chương trình vận động các cơ sở kinh doanh du lịch tham gia chương trình “Nhãn hiệu xanh”. Đến nay, nhiều “Điểm mua sắm chất lượng cao” đã được hình thành, hạn chế tối đa nạn “chặt, chém” du khách.

Chợ - điểm nhấn của thành phố

Chợ Đà Lạt nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, cách hồ Xuân Hương 5 phút, cách chợ Âm Phủ chưa đầy một phút đi bộ, nó được cho là trái tim của thành phố Đà Lạt. Năm 1929, công sứ Chasaing cho xây dựng một ngôi chợ bằng gỗ, mái lợp tôn, có tên gọi là Chợ Cây (tại vị trí khu Hòa Bình hiện nay), thay cho khu họp chợ ở ấp Ánh Sáng. Chợ và khu vực chung quanh đã tạo nên một trung tâm rất sôi động của sinh hoạt thành phố lúc bấy giờ. Năm 1937, một trận hỏa hoạn lớn xảy ra, thiêu rụi chợ với hàng quán chung quanh. Sau đó, công sứ Lucien Auger cho xây dựng lại ngôi chợ mới bằng gạch khang trang, đáp ứng nhu cầu mua bán sinh hoạt cho hơn 6.500 người dân. Chợ Đà Lạt hoàn thành một thời được xem như là biểu tượng của thành phố cao nguyên.

Năm 1993, nhân kỷ niệm 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển, chợ Đà Lạt lần đầu tiên từ sau ngày Giải phóng Đà Lạt được chỉnh trang nâng cấp mở rộng. Đó là khu B chợ Đà Lạt do kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế. Chợ có 3 tầng, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở VN. Các mặt hàng không bán thách cao, đặc biệt chợ này rất nhiều hàng len, nhiều dạng và mẫu mã như: Áo len, vớ, tất, ủng, bao tay và các loại nón len… Chợ Mới Đà Lạt có những lợi thế nhất định: Cơ sở vật chất sạch sẽ, khang trang, chủng loại hàng tươi sống luôn là lựa chọn hàng đầu của người địa phương, hàng đồ cũ cung ứng cho mọi thành phần xã hội, quần áo mới và đặc sản cho người khách du lịch...

Khu chợ mới TP. Đà Lạt, có nhiều gian hàng khang trang sạch đẹp, khu ẩm thực đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, du khách lại được thưởng thức những “đặc sản” văn hóa đặc trưng nơi đây.

Môi trường kinh doanh truyền thống trao đổi mua bán, thuyết phục và tạo niềm tin trực tiếp với người khách hàng. Người mua không phải chịu thuế GTGT nên có thể cạnh tranh về giá so với siêu thị, các loại hình kinh doanh hiện đại. Theo ông Trịnh Tiến Hữu - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Len Nguyễn, việc hình thành một trung tâm thương mại tổng hợp Đà lạt Center, thay thế dần những ngôi chợ xuống cấp đang làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị của thành phố ngàn hoa xinh đẹp và cạnh tranh với các chuỗi siêu thị sẽ ngày càng phát triển tại địa phương. Đây cũng là xu thế đổi mới của các khu chợ truyền thống nhằm khẳng định vị thế của mình trong đời sống hiện đại.

Chợ đêm Đà Lạt

Khi trời vừa chập tối, thì khu vực phía trước cổng chợ Đà Lạt nhanh chóng thay đổi diện mạo, nhường chỗ lại cho chợ đêm Đà Lạt (còn được gọi là chợ Âm Phủ Đà Lạt), đến tầm 7 giờ tối là đã bắt đầu tấp nập người dân và du khách. Sở dĩ có tên là chợ Âm Phủ, bởi cách gọi từ xưa khi người dân Đà Lạt họp chợ lúc 2 - 3 giờ sáng dưới ánh đèn dầu leo lét, ẩn hiện trong màn sương mờ ảo tạo nên cảm giác lạnh lẽo, ma quái. Nay thì đèn điện sáng trưng, đã sôi động hơn nhiều, và nơi đây nhộn nhịp với những món ăn đường phố. Không riêng Đà Lạt, mà ở nhiều thành phố du lịch khác, việc kiểm soát vệ sinh - an toàn thực phẩm, giá cả và chất lượng đang bị thả nổi, khó kiểm tra, giám sát, khó phát hiện, quy trách nhiệm trong trường hợp có sự cố xảy ra.

Chợ đêm là nơi xả rác tự do bừa bãi, lấn chiếm tràn lan, dành giựt vị trí, địa bàn, khách hàng... Nhiều năm qua đã hình thành các nhóm bảo kê, xử lý vấn đề bằng băng nhóm, bạo lực, làm mất an ninh trật tự, gây ra sự lo lắng đối với du khách. Để giải quyết tình trạng này, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Vừa qua chúng tôi tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát có liên quan đến dịch vụ, phục vụ cho du khách. Một việc nữa là tuyên truyền rộng rãi đến nhân dân, đến toàn bộ đơn vị kinh doanh về đẩy mạnh hình ảnh người Đà Lạt. Chúng tôi có truyền thống là người Đà Lạt thanh lịch, hiền hoà và mến khách và chúng tôi muốn đây là thương hiệu cho du lịch Đà Lạt".

Cũng theo ông Trịnh Tiến Hữu - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Len Nguyễn, doanh nghiệp cũng đang trình thành phố quy hoạch lại khu chợ cũ, chợ đêm sao cho sạch đẹp, khang trang, phù hợp với yêu cầu của đời sống hiện nay. Thực hiện được những tiêu chí trên, Chợ Đêm Đà Lạt sẽ trở thành một mô hình kiểu mẫu văn minh, góp phần rất lớn cho thế mạnh du lịch của thành phố. Đây cũng là nơi giới thiệu văn hóa và những đặc sản của Đà Lạt cũng như các tỉnh, thành trên cả nước đến với người dân, góp phần thu hút du khách thập phương khi đến với xứ sở ngàn hoa.

Đó cũng là quyết tâm của ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: "Chúng tôi cam kết ủng hộ tạo điều kiện nhiều cho các nhà đầu tư, phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Và trong quá trình đó thì quyền lợi của nhà đầu tư, quyền lợi của du khách, quyền lợi của các hãng lữ hành khi đến với LĐ thì chúng tôi sẽ cố gắng đến mức cao nhất để làm cho du lịch của tỉnh thực sự là thân thiện, thật sự an toàn".

Đặt du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Lâm Đồng đang huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh để đầu tư cho du lịch. Tỉnh cam kết sẽ tạo mọi điều kiện để tạo nên sức bật mới cho ngành du lịch phát triển xứng với tiềm năng. Đặc biệt, các khu chợ, trong đó có chợ đêm sẽ sớm được quy hoạch, bởi đây là nơi không thể thiếu đối với du khách khi đến với Đà Lạt, nhất là trong thời kỳ hội nhập.

PHƯƠNG THẢO
TIN LIÊN QUAN

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Hà Nội thu hồi đất hơn 800 hộ dân mở đường rộng 40m

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) dài hơn 3km sẽ được mở rộng lên 22,5-40m, 829 hộ dân cùng 19 tổ chức bị thu hồi đất.

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.