Bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021: Tiếng nói của đại biểu phải là tiếng nói của nhân dân

Đỗ văn Nhân Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum |

Có thể nói, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 được tiến hành vào ngày Chủ nhật 22.5.2016, là sự kiện chính trị lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước và của từng địa phương.

 

Đây cũng là thời điểm nhân dân cả nước đang tập trung, tích cực triển khai và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị, tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. 

Vấn đề tìm cho được những người thực tài, đủ đức để giới thiệu ứng cử, bầu cho được những người thực tài, đủ đức đại diện cho nhân dân ở Quốc hội cũng như Hội động nhân dân các cấp ở các địa phương là công việc hết sức hệ trọng, vì vận mệnh và tương lai của đất nước. Đây là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, là nơi có trách nhiệm thay mặt nhân dân bầu ra những chức vụ cao nhất và giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của nhà nước. Đại biểu Quốc hội được nhân dân tín nhiệm gửi gắm những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm cũng như đề đạt các ý kiến... Thông qua đại biểu để đưa ra diễn đàn Quốc hội thảo luận những vấn đề mà cử tri quan tâm, đề ra các giải pháp khắc phục, tháo gỡ những vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc của xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Do vậy, người đại biểu Quốc hội phải hiểu rõ nhân dân muốn gì, tâm tư nguyện vọng ra sao, cũng như giúp nhân dân ổn định cuộc sống. 

Tuy nhiên,  đại biểu Quốc hội hiện nay vẫn chưa thực sự phát huy hết vai trò người đại biểu đại diện cho nhân dân như vẫn còn tình trạng nhiều đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm, số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách rất hạn chế, do vậy không có thời gian đầu tư vào công việc với tư cách là đại biểu của nhân dân nên hiệu quả hoạt động chưa cao. 

Mặt khác, các đại biểu kiêm nhiệm thường né tránh những vấn đề đăng đàn trên Quốc hội liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý, do đó không thể giải quyết hết những vấn đề bức xúc mà dư luận và xã hội quan tâm.  Bên cạnh đó, người đại biểu là trung gian, là cầu nối giữa nhân dân với các cơ quan quyền lực cao nhất, vì thế khi tiếp xúc với nhân dân cần ghi nhận nhưng tâm tư, nguyện vọng của người dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã và đang triển khai trên thực tế. Qua đó, kiến nghị đúng bộ, ngành, địa phương có liên quan để khắc phục, không né tránh, ngại va chạm các ý kiến của cử tri. 

Tiếng nói của đại biểu là tiếng nói của nhân dân, không được nói khác ý của nhân dân, đại biểu không được cầu toàn mà cố tình diễn đạt ý kiến của nhân dân một cách không chính xác. Nếu đại biểu không thực hiện hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được nhân dân giao phó, thì đại biểu đó cần phải tự động từ chức hoặc bị bãi nhiệm để thay thế đại biểu khác xứng đáng hơn, đó mới là quyền làm chủ thực sự của nhân dân, vì nhân nhân phục vụ. 

Vì vậy, việc tăng cường cơ cấu và bầu các đại biểu hoạt động chuyên trách có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến hiệu quả động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đáp ứng lòng mong mỏi của cử tri cả nước.  Hiện nay, cả nước đang hướng đến cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, người dân hy vọng sẽ có cuộc bầu cử thành công rực rỡ sau thành công của Đại hội đảng - là tiền đề quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc thứ 12 của Đảng. Các cử tri cần sáng suốt lựa chọn những đại biểu có thực tài, có đức, vì cử tri và nhân dân phục vụ nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.          

 

 

Đỗ văn Nhân Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum
TIN LIÊN QUAN

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Giao công an xác minh việc "hôi của" trên cao tốc ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - UBND huyện Cẩm Khê giao Công an và chính quyền xã Minh Tân xác minh, làm rõ thông tin "hôi của" trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Nam Định có tân Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Lương Hà |

Nam Định - Chiều ngày 30.9, Sở GDĐT tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Sở GDĐT.

Xe cứu thương cháy rụi trên đường đưa bệnh nhân chuyển viện

Hoài Phương |

Bình Định - Trung chuyển bệnh nhân từ Phú Yên ra Bình Định, chiếc xe cứu thương bất ngờ cháy rụi trên đường.

Thanh Hóa khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ huyện Quảng Xương

Trần Lâm |

THANH HÓA - Công an tỉnh đã bắt tạm giam 5 bị can “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ", trong đó có nguyên Chủ tịch huyện.

Giá vàng cao kỷ lục, chọn kênh đầu tư nào để tránh mạo hiểm?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh giá vàng tăng cao, người dân nên cẩn trọng khi đầu tư vào vàng. Dự kiến, chứng khoán là một thị trường đầu tư tiềm năng.

Thân thế điệp viên khiến thủ lĩnh Hezbollah bị hạ sát

Thanh Hà |

Cuộc không kích của Israel vào Beirut, Lebanon khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng dựa trên thông tin tình báo từ một điệp viên Iran.

Hiện trạng xuống cấp của sân Thống Nhất trước khi cải tạo

Thanh Vũ |

TPHCM - Sân vận động Thống Nhất đang xuống cấp và sắp được thi công cải tạo với kinh phí 149 tỉ đồng.