Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.
Nếu thực hiện như ý kiến của Bộ trưởng Nhạ, nghĩa là giao cho lãnh đạo đơn vị quyền tuyển chọn và sa thải giáo viên khi thực hiện chính sách hợp đồng lao động, khi đó sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh. Hãy làm phép so sánh sau đây:

Trường hợp 1: Không trả lương và có quyền được sa thải

Tiêu cực là là điều đáng sợ nhất cho mọi giáo viên khi nghe nói đến thông tin chuyển 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng chứ không phải họ sợ năng lực bản thân yếu kém không theo kịp chương trình giáo dục. Vì sao ai cũng thấy sợ điều này, bởi vì khi anh không lo trả lương mà trao cho anh quyền sa thải thì nảy sinh quá nhiều hệ lụy. Ai sẽ là người đánh giá giáo viên đạt chuẩn để tiếp tục giữ lại hợp đồng hoặc bị sa thải?

Chắc chắn là lãnh đạo và giáo viên trong tổ chuyên môn trong trường học đó. Liệu một giáo viên có nỡ lòng đánh giá đồng nghiệp mình không đạt để ngày mai họ bị sa thải, khi phía sau là một gánh nặng gia đình. Liệu ban lãnh đạo có tìm cách sa thải giáo viên khi giáo viên kia khó bảo, không biết “quan hệ - ngoại giao” với cấp trên trong khi có rất nhiều người thân thiết, họ hàng đang chờ sẵn để vào hợp đồng ở đơn vị?

Có thể lấy thước đo chất lượng học sinh để đo lường chất lượng giáo viên hay không khi sản phẩm giáo dục không thể đem ra cân đo đong đếm lượng hóa chính xác như những công việc khác? Chưa biết giáo viên có nâng cao được chất lượng hay không nhưng chắc chắn là họ sẽ phải học thêm một kĩ năng mới để tồn tại, đó là, ngoài việc dành thời gian cho chuyên môn nghiệp vụ, họ phải tìm cách lươn lẹo, xu nịnh, quan hệ để làm vừa lòng người này, đẹp lòng người kia để được tồn tại - hay đúng hơn là để có hợp đồng làm việc tiếp. Quyền sinh quyền sát sẽ ở trong tay một ông vua lãnh đạo.

Trường hợp 2: Quyền trả lương và quyền được sa thải

Nếu giao quyền tự chủ cho các trường, lãnh đạo các trường có quyền trả lương và quyền sa thải người lao động (giáo viên) thì sẽ khác. Lúc đó, lãnh đạo sẽ đồng sức đồng lòng cùng giáo viên, nhân viên ra sức xây dựng trường lớp, cải tiến chất lượng để tạo uy tín cho trường, tăng nguồn thu. Tự khắc lãnh đạo sẽ công tâm chọn người tài giỏi, giáo viên cũng sẽ năng động nhiệt tình hết sức mình vì sự tồn tại và phát triển của ngôi trường, cũng chính là sự sống còn của chính bản thân họ.

Tiêu cực trong tuyển dụng và sa thải là rất nhỏ. Tuy nhiên, chuyện tự chủ đối với giáo dục THPT trong tình hình hiện nay là không thể, nên không cần đem ra bàn ở đây. So sánh hai mô hình trên để thấy sự không cần thiết phải chuyển đổi giáo viên từ biên chế sang hợp đồng nếu không vì vấn đề tự chủ về tiền lương.

Có nhiều cách để nâng cao chất lượng giáo viên chứ đâu cần chuyển từ biên chế sang hợp đồng

Mục tiêu đưa ra cho việc chuyển đổi này là để cải cách, đổi mới giáo dục, trong đó có nâng cao nguồn lực giáo viên. Nguồn lực này nếu có chất lượng tốt thì đã có chất lượng rồi, có trình độ thì họ đã có trình độ rồi, đâu phải chờ đến việc chuyển từ biên chế sang hợp đồng mà một sớm một chiều nâng cao được trình độ của họ. Nếu không vì chuyện trả lương buộc các trường phải tự chủ và hợp đồng lao động là điều đương nhiên của doanh nghiệp (trường), tôi nghĩ có rất nhiều cách để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chứ không nhất thiết phải chuyển đổi từ biên chế sang hợp đồng.

Đơn giản nhất là hãy làm thật tốt kì thi sát hạch hàng năm là đã đủ để giáo viên trau dồi chuyên môn - nghiệp vụ. Thế nhưng, thử hỏi, kì thi sát hạch hàng năm của giáo viên đã được làm tốt hay chưa, kì thi ấy đã nghiêm túc hay chưa? Ai đạt yêu cầu, ai chưa đạt đã có xử lí hay chưa? Chỉ cần làm tốt kì thi sát hạch, giáo viên nào dám ù lì, dám không học tập để trau dồi và nâng cao trình độ. Ngoài ra, cần nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên các trường sư phạm, đổi mới về công tác quản lý của các đơn vị giáo dục, xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo…

Chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng sẽ là một cú hích cho giáo dục nếu người thực hiện công tâm và biết đặt quyền lợi cá nhân xuống dưới đại cục. Điều này là không tưởng với lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, "dây mơ rễ má" hiện nay. Nếu chuyển đổi vì mục đích nâng cao chất lượng người lao động thì xin được đề xuất là hãy thực hiện đối với cán bộ lãnh đạo trước. Lãnh đạo thiếu năng lực, làm việc không tốt, vi phạm pháp luật cũng bị sa thải như người lao động chứ không thể theo kiểu “lãnh đạo sai, yếu kém thì xin lỗi, còn dân (giáo viên) sai, yếu kém thì sa thải” được.    

Thủy Lâm
TIN LIÊN QUAN

Bỏ biên chế trong giáo dục: Tiêu chí nào là thước đo năng lực giáo viên?

Huyên Nguyễn |

Trước những băn khoăn liên quan đến chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên, PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Nhà sáng lập, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Pomath (phương pháp toán học mới dành cho học sinh tiểu học) - đặt câu hỏi về những tiêu chí tạo nên động lực, là thước đo năng lực cho các nhà giáo.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Có lộ trình, không gây sốc

LÊ PHƯƠNG |

Sáng nay, 25.5, chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội về việc liên quan đến chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết bộ sẽ có lộ trình chuyển dần giáo viên biên chế sang hợp đồng.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Thi công cao tốc Bắc - Nam gặp khó do mưa lũ

Nhóm PV |

Mưa lũ kéo dài khiến việc thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gặp nhiều khó khăn.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.

Bỏ biên chế trong giáo dục: Tiêu chí nào là thước đo năng lực giáo viên?

Huyên Nguyễn |

Trước những băn khoăn liên quan đến chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên, PGS.TS Chu Cẩm Thơ - Nhà sáng lập, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Pomath (phương pháp toán học mới dành cho học sinh tiểu học) - đặt câu hỏi về những tiêu chí tạo nên động lực, là thước đo năng lực cho các nhà giáo.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Có lộ trình, không gây sốc

LÊ PHƯƠNG |

Sáng nay, 25.5, chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội về việc liên quan đến chuyển giáo viên từ biên chế sang hợp đồng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết bộ sẽ có lộ trình chuyển dần giáo viên biên chế sang hợp đồng.