Trao đổi với TS Lê Trường Tùng về “giải cứu giáo viên”: Nhiều tiền chưa chắc đã tử tế

Thủy Lâm |

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng, việc đầu tiên cần làm trong đổi mới giáo dục lúc này là đảm bảo đời sống cho giáo viên. Có nhiều thứ cần giải cứu, nhưng cái quan trọng, cấp bách nhất lúc này là “giải cứu giáo viên”. Đề xuất của ông là mỗi học sinh đóng 100 đồng/tháng để “giải cứu giáo viên”. Với tư cách là một giáo viên phổ thông đang trực tiếp đứng lớp và cái nhìn của một người trong cuộc, xin trao đổi thêm cùng ông một số vấn đề sau.

Nguy cơ “loạn giải cứu”

Trước hết, hãy nhìn các ngành nghề xung quanh để biết mặt bằng chung lương công chức. Và một điều chắc chắn bất cứ ai cũng nhận ra là lương giáo viên không hề thấp so với mặt chung của cán bộ công chức, đó là chưa so với rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa so với công nhân của các nhà máy… Nhiều người cho rằng vì giáo viên là nghề cao quý nên lương phải cao hơn những nghề khác. Là một giáo viên, tôi không nghĩ vậy, bởi bất cứ nghề nào trong xã hội cũng cần tử tế chứ không chỉ nghề giáo viên, hơn nữa, sự cao quý nếu có cũng chưa chắc đã liên quan đến tiền (chưa hẳn tiền nhiều – lương thật cao mới giữ được sự cao quý).

Rất nhiều người khi nghe đến cụm từ “giải cứu giáo viên” đã mỉm cười mỉa mai. Hãy nhìn vào đời sống của các thầy cô giáo trong sự tương quan với cuộc sống của những người xung quanh xem rồi hãy nói đến từ “giải cứu”. Rõ ràng, so với xung quanh, cuộc sống của giáo viên không giàu có, không thượng lưu quý tộc nhưng không đói nghèo đến mức phải giải cứu. Và hãy so với nhiều nghề khác trong xã hội, nếu giáo viên cần giải cứu thì phải giải cứu nhiều lĩnh vực nữa. Nguy cơ loạn giải cứu là điều tất yếu.

Nếu giáo viên lương thấp không đủ sống, giáo viên vẫn có quyền lựa chọn khác, đó là bỏ nghề để chuyển sang làm nghề khác có thu nhập cao hơn và cuộc sống cao hơn. Đó cũng là nhường cơ hội lại cho cho hàng vạn giáo viên trẻ, tràn đầy nhiệt huyết, kiến thức còn nóng hổi đang thất nghiệp và rất thiết tha được đi dạy dù chỉ với đồng lương hợp đồng  bé nhỏ.

Phản cảm

Thứ nhất, nếu số tiền 100 nghìn đồng/tháng không lớn và phụ huynh có khả năng nộp được thì cũng không hợp lý bởi vì họ không thể nộp tiền để “giải cứu giáo viên”, đó không phải là trách nhiệm của họ. Hơn nữa, nhiều người trong số họ có cuộc sống thấp hơn giáo viên, người khổ cực đi giải cứu người có đời sống cao hơn mình là không hợp đạo lý.

Thứ hai, 100 nghìn đồng/ tháng là số tiền rất nhỏ với nhiều người song cũng rất lớn với nhiều người khác trong xã hội. Giáo viên có đành lòng nhận số tiền để phụ thêm mua son phấn, giày dép… trong khi biết để có số tiền ấy, những người nghèo có thể phải nhịn bớt bữa sáng, bớt xén tiền mua sữa cho con. Hãy thử đặt ra điều này cho những công chức khác trong xã hội, ví dụ, mỗi bệnh nhân phải nộp thêm phí 100 nghìn đồng để “giải cứu bác sĩ và nhân viên y tế” khi nhập viện liệu có ai chấp nhận được không?

100 nghìn đồng nếu là giá trị về tiền tệ thì không phải là to tát nhưng khi được TS Lê Trường Tùng đặt ra để “giải cứu giáo viên” nó đã mang một vai trò và giá trị khác rất quan trọng. Đó còn là bài toán về sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. 

Cải tiến tiền lương để nâng cao đời sống, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên là cần thiết nhưng không đến mức phải giải cứu và yêu cầu phụ huynh học sinh phải vào cuộc như vậy. Bởi giải cứu giáo viên thì rất nhiều ngành nghề khác trong xã hội sẽ thấy chạnh lòng vì họ cũng rất cần giải cứu.

 

Thủy Lâm
TIN LIÊN QUAN

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.

TS Lê Trường Tùng: Mỗi học sinh đóng 100 nghìn đồng/tháng để “giải cứu giáo viên“

Huyên Nguyễn |

Có nhiều thứ cần giải cứu , nhưng cái quan trọng, cấp bách hơn cả là "giải cứu giáo viên", TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - chia sẻ.

Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức CĐ trực thuộc CĐ Ngân hàng Việt Nam

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 30.9, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN họp lần thứ 7, khóa XIII dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Một trong những nội dung được thảo luận, cho ý kiến là Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.

Di dời dân khỏi quả đồi nứt toác ở Thanh Hóa

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phát hiện quả đồi nứt toác, ngành chức năng đã khẩn trương di dời hơn 20 hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo"

Nhóm PV |

Bên cạnh những mất mát, đau thương về người và của, một vấn đề khác nhận được rất nhiều sự quan tâm đó chính là vấn ô nhiễm môi trường sau bão lũ. Và một trong những nơi đang phải chịu áp lực từ nguồn rác thải khổng lồ đó chính là Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Trước tình hình này, Báo Lao Động đã tổ chức buổi tọa đàm "Để ô nhiễm môi trường sau bão lũ không còn là nỗi lo".

Erik ten Hag chưa nghĩ đến chuyện bị Man United sa thải

NGUYỄN ĐĂNG |

Huấn luyện viên Erik ten Hag vẫn có những phát biểu cứng rắn, dù Man United phải trải qua trận thua 0-3 trước Tottenham.

Thi công cao tốc Bắc - Nam gặp khó do mưa lũ

Nhóm PV |

Mưa lũ kéo dài khiến việc thi công cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 qua địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị gặp nhiều khó khăn.

Vỡ mộng trung tâm thương mại lớn bậc nhất vùng biên

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù mang nhiều kỳ vọng, nhưng Trung tâm thương mại - Chợ Đồng Đăng sớm đóng cửa. Tiểu thương hoặc bỏ nghề hoặc dạt sang xung quanh để buôn bán.

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng: Nên hay không?

Thủy Lâm |

Chuyển hơn 1 triệu giáo viên từ biên chế sang hợp đồng là ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Theo ông Nhạ thì việc làm này là để “sắp xếp lại nguồn lực giáo dục, không phải vì giảm biên chế hay tiết kiệm tiền”, nghĩa là nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo viên. Với tư cách là một giáo viên THPT có tuổi nghề gần 20 năm đứng lớp, xin được chia sẻ cùng ông Bộ trưởng và các quý đồng nghiệp một số vấn đề sau.

TS Lê Trường Tùng: Mỗi học sinh đóng 100 nghìn đồng/tháng để “giải cứu giáo viên“

Huyên Nguyễn |

Có nhiều thứ cần giải cứu , nhưng cái quan trọng, cấp bách hơn cả là "giải cứu giáo viên", TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT - chia sẻ.