Tự tử vì hồ tiêu rớt giá, gà vịt, lợn, dưa hấu… chờ đến phiên

Tường Minh |

Mới đầu năm mà những “thủ phủ hồ tiêu” của Tây Nguyên như huyện Chư Pưh, Chư Sê… (Gia Lai) đã buồn như có đám. Không chỉ có chuyện vỡ nợ hay tán gia bại sản mà còn có cả những vụ tự tử vì hồ tiêu rớt giá.

Một thời chưa xa, những địa danh Chư Pưh, Chư Sê… là những câu chuyện báo chí với đầy rẫy nông dân sau một đêm thành tỷ phú cùng việc xây nhà lầu, tậu ôtô xịn nhờ trồng tiêu được giá.

Thế là trở thành hình mẫu học tập. Thế là người người người trồng tiêu, nhà nhà trồng tiêu. Cả Tây Nguyên rộng lớn đến đâu cũng nghe chuyện thời sự là trồng tiêu làm giàu như một thời với cây cà phê hay caosu.

Mà trồng tiêu, đầu tư lại không hề nhỏ khi để trồng 1.000 trụ tiêu, người dân phải đầu tư hơn 1 tỷ đồng bao gồm cả tiền mua đất. Nhưng đó là khi mưa thuận gió hòa, chứ tiêu bệnh thì còn tốn kém hơn nhiều.

Vậy nhưng nhiều nơi, người ta còn chặt bỏ cả những vườn cà phê và nhiều loại cây trồng khác để vay tiền chuyển đổi qua tiêu, mà chẳng quan tâm đến câu chuyện thị trường hay quy luật cung cầu.

Và rồi một hôm, giá tiêu sụt giảm không phanh cùng tình trạng tiêu chết hàng loạt do bệnh tật không thuốc chữa khiến nhiều hộ lâm vào cảnh thua lỗ, nợ ngân hàng tiền tỉ phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn tha hương. Và đỉnh điểm là những cái chết!

Và ngành chức năng lặp lại điệp khúc vào cuộc tìm nguyên nhân. Để rồi có khi mấy hôm nữa lại lên báo và mạng xã hội kêu gào “giải cứu tiêu”!

Sau tiêu rớt giá và chết bệnh sẽ là gì nhỉ? Chắc chắn không lâu nữa đâu sẽ là lợn, vịt gà rớt giá và dưa hấu ùn tắc ở các cửa khẩu như đã lặp lại từ năm này sang năm khác.

Đó là những giọt nước tràn ly về câu chuyện bài học thị trường luôn chạy theo đuôi sự kiện để khắc phục hậu quả cùng tư duy tiểu nông của ngành nông nghiệp, mà đến nay vẫn học hoài không thuộc.

Trong khi bản chất cơ chế thị trường đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải nắm bắt quy luật cung cầu. Và trên hết là một “nhạc trưởng” để đề ra những chính sách và sự “can ngăn” kịp thời kiểu đầu ra ở đâu, cần bao nhiêu là đủ cho từng mặt hàng và thị trường.

Chuyện của hồ tiêu nhưng không phải là chuyện của riêng hồ tiêu. Vậy nên nếu không sớm có những thay đổi mạnh mẽ, quyết liệt và cách mạng ở tầm vĩ mô, thì những lợn, gà, dưa hấu, cá, lúa… cứ chờ nhé, sắp đến phiên mình rồi!

Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Không xử nghiêm và mạnh thì sẽ không răn đe được ai

Thế Lâm |

Những vị lãnh đạo và công chức Kho bạc Nhà nước TP.Nam Định đi lễ chùa trong giờ hành chính sau khi Thủ tướng đã có chỉ đạo cấm cán bộ đi lễ hội trong giờ làm, chẳng khác nào một sự kháng lệnh.

Đường đi bộ lát gỗ lim - Một dự án "khác người"

Tường Minh |

Cuối cùng, tỉnh Thừa Thiên –Huế cũng triển khai thi công tuyến đường đi bộ dọc nam sông Hương bằng cách lát gỗ lim dù có rất nhiều ý kiến phản đối của các chuyên gia, nhà khoa học và người dân.

"BOT đền chùa": Có tiền mới được vào cửa Phật?

Xuân Hùng |

Mùng 10 tháng Giêng năm Mậu Tuất, Yên Tử khai hội. Dòng người từ khắp nơi đổ về khu du lịch tâm linh khiến giao thông tắc nghẽn vài cây số. Khác với mọi năm, từ ngày 1.1 năm nay, tỉnh Quảng Ninh bắt đầu tiến hành thu phí tham quan với mức 40.000 đồng/lần/người lớn và 20.000 đồng/lần/trẻ em.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.