Ăn thực phẩm có hàm lượng purine cao
Trong cuộc sống có rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng purine cao như bia, nội tạng động vật, hải sản, các loại đậu, thực phẩm họ cải... Ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purine cao sẽ gây ra những bất thường về trao đổi chất và làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
Vì vậy, chúng ta nên chú ý tránh ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng purine cao và ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purine thấp như trứng, sữa, rau và trái cây.
Thức khuya
Các cơ quan nội tạng cần có đủ thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi khi ngủ vào ban đêm, điều này có thể cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể. Nếu thức khuya lâu ngày sẽ gây tổn hại đến chức năng của các cơ quan nội tạng, trong đó có thận. Nếu thận không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm giảm khả năng trao đổi chất, do đó làm tăng nồng độ axit uric.
Vì vậy, chúng ta nên đi ngủ sớm mỗi ngày để các cơ quan có đủ thời gian phục hồi. Đồng thời, cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể, hạ thấp nồng độ axit uric.
Không vận động trong thời gian dài
Nhiều người có axit uric cao không thích tập thể dục. Người không tập thể dục không những thể lực yếu hơn người khác mà còn dễ bị tăng cân, khả năng trao đổi chất kém, axit uric không thể đào thải kịp thời.
Nếu muốn ổn định axit uric, chúng ta cần tập thể dục nhiều hơn. Người có lượng axit uric cao không nên vận động mạnh, tập thể dục nhịp điệu ở cường độ trung bình đến thấp sẽ tốt, chỉ cần 20 phút/ngày là tốt cho sức khoẻ.
Tập thể dục phù hợp mỗi ngày có thể duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, tăng cường khả năng trao đổi chất, giúp các cơ quan hoạt động mạnh mẽ, ổn định axit uric và có lợi cho sức khỏe thể chất.