Vitamin B6
Theo Viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, vitamin B6 giúp sản xuất insulin. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều vitamin B6 sẽ dẫn đến dư thừa và có tổn thương thần kinh hoặc gây bệnh thần kinh.
Vitamin C
Đối với vitamin C, hầu hết mọi người đều có đủ thông qua chế độ ăn uống. Giới hạn thường ở mức 2.000 miligam mỗi ngày đối với người lớn.
Nếu nhận được nhiều vitamin C hơn mức đó, bạn có thể phải đối mặt với các tác dụng phụ tiềm ẩn như tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày, nhưng không làm tăng lượng đường trong máu.
Trên thực tế, một phân tích tổng hợp vào tháng 2.2021 trên trang Diabetes Care cho thấy, việc bổ sung vitamin C thậm chí có thể giúp cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Vitamin D
Theo nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), vitamin D có thể giúp giảm kháng insulin ở người tiểu đường, đường huyết cao. Do đó, bổ sung vitamin D có thể giúp chúng ta kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Magie
Theo Tổ chức Giáo dục và Nghiên cứu Hành động về bệnh tiểu đường, magie được biết đến với công dụng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.
Magie rất quan trọng đối với hoạt động trơn tru của một loạt các quá trình trong cơ thể. Các nguồn thực phẩm không phải lúc nào cũng đủ, nhưng hầu hết mọi người đều có đủ thông qua kết hợp thực phẩm và chất bổ sung.
Các nghiên cứu cho thấy, magiê không phải là tác nhân gây ra lượng đường trong máu cao, mặc dù hấp thụ quá nhiều magiê có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, đau quặn bụng và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể ngừng tim.