Cơ thể mệt mỏi
Việc tiêu thụ ít calo khiến cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động. Mỗi người cần ít nhất 1.000 calo - theo tỉ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi (RMR). Tiêu thụ ít hơn có thể làm giảm tỉ lệ trao đổi chất, khiến cơ thể mất năng lượng, mệt mỏi, làm việc không hiệu quả.
Thiếu protein
Chế độ ăn uống ít calo khiến cơ thể hấp thụ ít protein - dưỡng chất quan trọng để phát triển cơ thể. Việc thiếu protein có thể dẫn đến móng tay giòn, rụng tóc, da khô. Vì vậy, bổ sung dưỡng chất protein cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Ảnh hưởng đến nội tiết tố
Thay đổi về lượng calo nạp vào cơ thể có thể thay đổi cân nặng và cả nội tiết tố. Hầu hết hormone cơ thể hoạt động dựa trên chất béo, vì vậy lượng chất béo giảm, các hormone cũng có sự suy giảm.
Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, muốn cho thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống cân bằng.
Mất cân bằng leptin và ghrelin
Leptin và ghrelin là hormone điều chỉnh cảm giác đói và no. Leptin chịu trách nhiệm ngăn chặn cơn đói. Lượng calo rất thấp sẽ đẩy các hormone này ra khỏi cơ thể, khiến người ta thường xuyên cảm thấy đói.
Ngoài ra, chế độ ăn ít calo cũng có xu hướng làm tăng hormone căng thẳng cortisol - có liên quan đến cảm giác đói và gia tăng mỡ bụng.
Tính khí thất thường
Việc ăn không đúng và không đủ có thể ảnh hưởng đến tâm trạng thất thường hoặc cáu kỉnh. Để giữ tâm trạng lạc quan, cần ăn uống đầy đủ.
Táo bón
Cơ thể tiêu thụ ít chất xơ, ít protein hơn sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, dẫn đến táo bón. Cả 2 yếu tố này đều đóng góp trong việc thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột và khả năng miễn dịch.
Mất ngủ
Ăn quá nhiều và ăn thiếu chất đều gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Hạn chế calo gây giảm giai đoạn “ngủ sâu”. Người thức dậy mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm trạng, thường xuyên cáu kỉnh, thiếu tập trung vào công việc.
Nên tìm cho bản thân chế độ ăn kiêng phù hợp, tốt nhất nên xin ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.