Bí quyết thành công từ những doanh nghiệp tỉ đô

ĐÌNH TRƯỜNG |

Thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng từ hoạt động chuyển đổi số là bí quyết thành công của những doanh nghiệp tỉ đô hay còn gọi là những “sếu đầu đàn” của nền kinh tế. Những doanh nghiệp đã bước qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh và vững vàng mục tiêu phía trước.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Là nhà khai thác cảng biển lớn và hiện đại hàng đầu Việt Nam, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn hiện chiếm 55% thị phần container xuất nhập khẩu thông qua hệ thống cảng toàn quốc. Hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng của doanh nghiệp này chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, đóng góp 37% tổng số thu thuế xuất nhập khẩu và 8% ngân sách quốc gia.

Những con số trên cho thấy, Tân Cảng Sài Gòn được nhìn nhận như doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực cảng biển và logistic hiện nay.

Một trong những bí quyết thành công của doanh nghiệp này, đặc biệt trong 2 năm vừa qua của dịch COVID-19 đó là đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số. Theo đó, Tân Cảng Sài Gòn đã phát triển mở rộng tính năng các dịch vụ trực tuyến trên hệ thống cảng điện tử Eport như: đăng ký tàu xuất trực tuyến, kiểm tra trước điều kiện giao nhận container trước khi đến cảng; Đẩy mạnh điện tử hóa quy trình thủ tục giao nhận hàng bằng scan lệnh giao hàng (D/O) gửi qua email, triển khai kiểm thử tính năng giao hàng điện tử với giao nhận hàng lẻ.

Hệ thống Eport giúp khách hàng và hãng tàu tiết giảm các công đoạn di chuyển nhận chứng từ, quản lý giấy tờ thủ công; điện tử hóa quy trình làm việc, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ, chứng từ giao nhận cũng như thanh toán, giảm ách tắc giao thông khi sản lượng hàng hóa giao nhận tăng cao cũng như tiết kiệm chi phí cho khách hàng, hãng tàu, cảng và đặc biệt giảm tiếp xúc trực tiếp trong quá trình làm việc.

Trong khi đó, ở lĩnh công nghiệp công nghệ cao, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là cái tên tiêu biểu. Hết nửa đầu năm 2022, Viettel tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về viễn thông với 54% thị phần thuê bao di động và trên 40% thị phần thuê bao Internet cáp quang FTTH.

Đáng chú ý, viễn thông nước ngoài của Viettel tăng trưởng gần gấp đôi tăng trưởng của viễn thông thế giới. Doanh thu dịch vụ của Viettel tăng trưởng tại tất cả 9/9 thị trường so với cùng kỳ. Trong đó, 6/9 thị trường có mức tăng trưởng 2 con số gồm Movitel (Mozambique) 38,6%; Mytel (Myanmar) 79,6%; Natcom (Haiti) 28,6%; Lumitel (Burundi) 22,4%; Telemor (Timor Leste) 15,9% và Halotel (Tanzania) 14,2%.

Đại tá Tào Đức Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel - cho biết: “Năm 2022 là năm thứ 3 Viettel tuyên bố chuyển dịch thành một công ty công nghệ, công ty cung cấp dịch vụ số. Viettel sẽ tiếp tục hành trình tiên phong trong việc tận dụng những công nghệ này để mang đến hạnh phúc cho người dân, sự thịnh vượng cho đất nước; trở thành doanh nghiệp số 1 về an ninh mạng, về các sản phẩm chuyển đổi số để xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số… Viettel cũng sẽ cộng hưởng các nguồn lực cả trong và ngoài Viettel, cả trong và ngoài Việt Nam để có các sản phẩm số đột phá, dẫn dắt thị trường”.

Ngoài ra, với 112 hợp đồng được ký mới trong 6 tháng đầu 2022, đến nay Viettel đã trở thành đối tác tư vấn, triển khai chuyển đổi số cho khoảng 80 cơ quan Đảng, Chính phủ, bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp, tỉnh, thành… trên toàn quốc.

Mục tiêu của Viettel trong chuyển đổi số đó là lấy người dân, khách hàng làm trung tâm. Chuyển từ các giải pháp đơn lẻ sang các hệ sinh thái các giải pháp có liên kết và trao đổi thông tin với nhau, chuyển từ trọng tâm giải pháp công nghệ sang trọng tâm là tập trung dữ liệu và chia sẻ cho các bên.

Hai ví dụ nêu trên để thấy chuyển đổi số là một bí quyết thành công của những doanh nghiệp hàng đầu trong thời gian qua. Bối cảnh 2 năm đại dịch COVID-19 đã thay đổi gần như hoàn toàn nhận thức của nhiều chủ doanh nghiệp về việc cần phải linh hoạt, thích ứng với những môi trường mới.

Theo Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp là mở rộng tập khách hàng và thị trường tiềm năng; gia tăng trải nghiệm khách hàng; sáng tạo sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu; tối ưu chi phí vận hành, chi phí nhân sự; tăng hiệu suất sản xuất kinh doanh; ra quyết định nhanh chóng, chính xác cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…

Với những lợi ích đó, các chuyên gia kinh tế nhận định, chuyển đổi số đã và đang có tác động ngày càng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kỳ vọng vào những “sếu đầu đàn”

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới.

Theo Đề án này, 4 tiêu chí lựa chọn ngành, lĩnh vực nghiên cứu thí điểm là: Có tính chất mở đường, dẫn dắt; hướng tới làm chủ công nghệ số; có vai trò cần thiết trong phát triển, định hướng công nghiệp; cần thiết duy trì sự hiện diện của Nhà nước. Các doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu thí điểm phải có tổng tài sản sản trên 20 nghìn tỉ đồng, ROE (lợi nhuận trên vốn) lớn hơn 6; chiếm thị phần từ 30% trở lên, bảo đảm các quy định về cạnh tranh; được quản trị tốt trên cơ sở nguyên tắc OECD…

2 tập đoàn được điểm qua trên đây và 5 doanh nghiệp khác ở các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, tài chính ngân hàng,... được kỳ vọng thực sự là những “con sếu đầu đàn”, dẫn dắt, lan tỏa đến các doanh nghiệp, khu vực kinh tế khác.

Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Chính phủ cần tạo dựng “cột kèo” cho các tập đoàn lớn mạnh đúng nghĩa. Đó là doanh nghiệp lớn không chỉ là có vốn nhiều mà phải có “chất”. Chất ở đây là doanh nghiệp phải làm chủ công nghệ, đổi mới sáng tạo và có thương hiệu quốc tế, có tính lan tỏa, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khác phát triển.

Vị chuyên gia cũng cho rằng, cần có hệ thống chính sách hỗ trợ đồng bộ, hiệu quả để khuyến khích doanh nghiệp phát triển. Trong đó phải sửa đổi các văn bản pháp luật với định hướng đột phá, như quản lý theo mục tiêu và Nhà nước chỉ định kỳ giám sát, cho phép các doanh nghiệp này hình thành các quỹ đổi mới sáng tạo, quỹ đầu tư mạo hiểm, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách tiền lương cho nhân lực chất lượng cao...

Nhiều ý kiến quan sát cũng nhận định, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thuận lợi sau khi kiểm soát được dịch bệnh COVID-19 VÀ các FTA mà Việt Nam đã tham gia, đây là cơ hội và thời điểm cho các doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp, tiến lên cùng các doanh nghiệp trên thế giới.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài gần 398,3 triệu USD

Minh Hạnh |

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 9 tháng năm 2022, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt gần 398,3 triệu USD, bằng 69,6% với cùng kỳ năm 2021.

Khát vọng về kinh tế tuần hoàn tỉ đô, xoá bỏ tư tưởng phân lô bán nền

Hải Linh - Đức Mạnh |

Kinh tế tuần hoàn với TS Mai Huy Tân không phải để làm giàu, bước chân vào giới đại gia hay tỉ phú đô la. Mà đó là biến nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long trở thành khu kinh tế số 1 thế giới, làm cho nông dân Việt Nam trở nên sung túc và khá giả. Qua đó gạt bỏ tư tưởng lấy đất rẻ ở quê rồi đem đi phân lô bán nền.

Vay tiền thông minh - bí quyết của người làm chủ "túi tiền"

AN AN |

Thực tế cho thấy những cá nhân có kinh tế vững lại càng tích cực vay tiền. Điều làm nên sự khác biệt ở đây là cần xem xét kỹ một số các tiêu chí quan trọng trước khi bạn lựa chọn đăng ký khoản vay.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.