Kinh tế Việt Nam mất bao lâu để phục hồi khi dịch COVID-19 qua đi?

Phạm Dung |

Theo chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương, kinh tế thế giới sẽ phải mất 5-7 năm để phục hồi như năm 2019, trong đó kinh tế Việt Nam có thể sẽ phục hồi nhanh hơn do chúng ta đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

Dịch COVD-19 sẽ tác động như thế nào đến GDP của Việt Nam trong năm nay, thưa ông?

Trong 3 tháng nay, hoạt động kinh tế của Việt Nam đã giảm 1 nửa, độ tăng trưởng của GDP ảnh hưởng nặng. Tuy nhiên trong một số báo cáo của ngân hàng thế giới thì Việt Nam sẽ là một trong số rất ít quốc gia tăng trưởng dương trong năm nay, mặc dù có thể thấp, trong khi đó nhiều cường quốc kinh tế trên thế giới đều được dự báo tăng trưởng âm trong năm nay.

Ông đánh giá như thế nào về các gói cứu trợ cũng như chính sách của chúng ta trong thời gian vừa qua?

Chính phủ đã có những biện pháp tức thời để đối phó với dịch bệnh như những gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, gói hỗ trợ cho người thu nhập thấp, những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh này. Tôi đánh giá chính sách của chính phủ là kịp thời, quyết tâm trong xử lý khủng hoảng.

Dịch bệnh đã gây ảnh hưởng tới cấu trúc nền kinh tế thế giới, điều đó sẽ tác động tới mô hình kinh tế thế giới, vậy mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương với các đối tác quốc tế như thế nào?

- Trong những thập kỷ qua, thế giới theo đuổi chính sách toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá đem lại lợi lớn khi quốc gia nào có lợi thế về lĩnh vực nào thì sẽ tập trung vào sản xuất trong lĩnh vực đó. Trong 30 năm qua, thế giới chưa bao giờ tạo nên một tài sản chung lớn như vậy. Đó là thành quả của toàn cầu hoá.

Tuy nhiên, qua dịch bệnh này, nhiều nước thấy rằng tính tập trung cao nhưng cũng kéo theo sự lệ thuộc lớn. Ví dụ như Hoa Kỳ, từ trước đến nay vẫn nghĩ rằng vấn đề thiết bị y tế như khẩu trang quá đơn giản nên họ giao cho các nhà cung ứng của Trung Quốc.

Thế nhưng khi có dịch bệnh, Mỹ đã trở tay không kịp. 50 thống đốc của 50 tiểu bang của Mỹ đang phải "chạy ngược chạy xuôi" tìm nguồn khẩu trang. Có lẽ sau đại dịch này, nước Mỹ sẽ nhìn lại cấu trúc kinh tế của mình, giảm độ toàn cầu hoá và hướng nội nhiều hơn.

Không chỉ có Mỹ mà nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam sẽ hướng nội nhiều hơn. Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chúng ta cũng nên nghiên cứu chính sách hướng nội để không rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Ngay sau khi dịch bệnh chấm dứt, chúng ta cần phải làm gì ngay để vực dậy nền kinh tế, thưa ông?

- Như tôi đã nói, hồi kết của dịch COVID-19 ra sao thì chưa ai biết rõ. Nhưng chúng ta biết được một chuyện, sau "cơn bạo bệnh", ai có thể lực tốt hơn thì sẽ bứt phá nhanh hơn. Đó chính là nội lực của nền kinh tế quốc gia. Hệ sinh thái của nền kinh tế là mẫu số chung để các doanh nghiệp bật dậy, để nền kinh tế đi nhanh nhất có thể. Hệ sinh thái đó là một chính sách thông thoáng, một hành lang pháp lý công bằng minh bạch.

Việt Nam cũng như các nước khác, xương sống của nền kinh tế chúng là thành phần kinh tế tư nhân. Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân 3 thập kỷ nay. Tuy nhiên, vẫn còn những khập khiễng khiến họ chưa phát huy được sức mạnh tương xứng của họ.

Bởi vậy, theo tôi, nhà nước cùng doanh nghiệp tập trung xây dựng một môi trường kinh doanh, một hệ sinh thái tốt nhất có thể, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh với thế giới khi cơn dịch này chấm dứt.

Ông dự đoán nền kinh tế của chúng ta sẽ hồi phục sau bao lâu khi dịch bệnh chấm dứt?

- Theo nhận định của nhiều chuyên gia thế giới, nền kinh tế sẽ theo dạng logo của Nike. Nghĩa là trong 6 tháng đầu của dịch bệnh, nền kinh tế sẽ rớt xuống rất nhanh và đụng đáy trong 6 tháng đến 1 năm, sau đó sẽ lên lại, nhưng lên một cách chậm chạp. Có thể mất 5-7 năm, kinh tế thế giới mới trở lại mức tăng trưởng của năm 2019.

Việt Nam có thể là nước phục hồi nhanh hơn các nước khác. Tuy nhiên trong chuỗi toàn cầu, thì Việt Nam cũng khó có thể bứt phá được so với thế giới. Vì vậy, tôi dự đoán, dù Việt Nam có thể phục hồi nhanh hơn nhiều nước trên thế giới nhưng cũng sẽ không hơn nhiều.

Phạm Dung
TIN LIÊN QUAN

Sau Vingroup, Bkav cũng sản xuất máy thở cho bệnh nhân COVID-19?

Thiên Bình |

CEO của Bkav Nguyễn Tử Quảng cho biết, doanh nghiệp này cũng sẽ tham gia sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bộ Công Thương đưa ra giải pháp vượt cú sốc cung - cầu chống dịch COVID-19

ÁI VÂN |

Bộ Công Thương vừa cập nhật đánh giá tình hình, tác động của dịch COVID-19 và định hướng, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong ngành nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.

Kịch bản đón đầu "vực dậy" phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch COVID-19 kết thúc là rất cần thiết.

Lý do Bộ Giáo dục đề xuất xếp lương giáo viên cao nhất

Vân Trang |

Theo dự thảo Luật Nhà giáo, lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Tại sao Man United từng từ chối Ivan Toney?

An An |

Ivan Toney từng được coi là bản hợp đồng lý tưởng với Man United nhưng cuối cùng, thương vụ này vẫn không thể xảy ra.

Chuyện về cô gái khiếm thính ở Việt Nam giành học bổng Mỹ

ĐÔNG DU |

Chương trình "Đời rất đẹp" mới đây kể lại câu chuyện về chị Nguyễn Trần Thủy Tiên - người nhận học bổng toàn phần ở Mỹ và trở về cống hiến cho cộng đồng người khiếm thính tại Việt Nam.

Cục Thuế Bình Định cưỡng chế nợ thuế đối với Bamboo Airways

Hoài Phương |

Theo Cục Thuế tỉnh Bình Định, trường hợp Bamboo Airways không nộp đủ số tiền thuế nợ, Cục sẽ cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Thêm một thi thể mất tích tại Làng Nủ được tìm thấy

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau hơn 2 tuần tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy một thi thể mất tích do lũ quét xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Sau Vingroup, Bkav cũng sản xuất máy thở cho bệnh nhân COVID-19?

Thiên Bình |

CEO của Bkav Nguyễn Tử Quảng cho biết, doanh nghiệp này cũng sẽ tham gia sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân COVID-19.

Bộ Công Thương đưa ra giải pháp vượt cú sốc cung - cầu chống dịch COVID-19

ÁI VÂN |

Bộ Công Thương vừa cập nhật đánh giá tình hình, tác động của dịch COVID-19 và định hướng, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong ngành nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.

Kịch bản đón đầu "vực dậy" phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19

VƯƠNG TRẦN |

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch COVID-19 kết thúc là rất cần thiết.