Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc tái diễn tập trận ở Biển Đông

Thanh Hà |

Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 7.4, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của báo giới về tình hình Biển Đông, trong đó có cuộc tập trận ở cùng vị trí cuộc tập trận hồi đầu tháng 3 và việc Trung Quốc quân sự hóa hoàn toàn một số đảo mà nước này bồi đắp trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Về tình hình Biển Đông, thông báo mới đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết, cuộc tập trận ở Biển Đông diễn ra từ ngày 19.3 đến 9.4. Cuộc tập trận này có tọa độ giống với tọa độ của 5 điểm giới hạn mà Trung Quốc tập trận từ 4.3-15.3.

Trả lời câu hỏi về việc sau khi giao thiệp với Trung Quốc ngày 7.3, Việt Nam có biện pháp gì để yêu cầu Trung Quốc ngừng hoạt động này, Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh: "Lập trường của Việt Nam về việc này đã được nêu rõ vào ngày 7.3.2022".

Bà Hằng nói thêm: "Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và chấm dứt hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác lập phù hợp với công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), kiềm chế không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông".

Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam đã tiếp tục giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này.

Về thông tin Trung Quốc quân sự hóa hoàn toàn một số đảo mà nước này bồi đắp trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng lưu ý, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982".

"Việc thúc đẩy quân sự hóa trên một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này mà còn gây lo ngại cho các nước trong khu vực, cộng đồng quốc tế như được phản ánh trong các văn kiện của ASEAN, không có lợi cho duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Biển Đông" - bà Phạm Thu Hằng chỉ ra.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt việc quân sự hóa, không có hành động gây ra căng thẳng, duy trì điều kiện thuận lợi, tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN thúc đẩy đàm phán sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982".

Về quan điểm của Việt Nam với việc cựu thẩm phán tối cao Philippines gần đây đề xuất nước này nên tuần tra chung Biển Đông với Việt Nam và các nước khác trong khu vực, bà Phạm Thu Hằng cho hay: "Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước hợp tác, đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, hợp tác và phát triển ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế".

Bà Hằng chỉ ra, với mong muốn đó, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã hợp tác tuần tra chung với các quốc gia trong khu vực, như Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan... và có nhiều hoạt động hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm trên biển và các hoạt động kinh tế.

Thanh Hà
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy tập trận trái phép ở Biển Đông

Thanh Hà |

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan (Trung Quốc) hủy bỏ hoạt động tập trận bắn đạn thật trái phép ở Biển Đông và không tái diễn trong tương lai.

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc tập trận hơn 10 ngày ở Biển Đông

Thanh Hà |

Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc về việc Trung Quốc thông báo hoạt động diễn tập quân sự trong khu vực Biển Đông, thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982.

Việt Nam - Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển

Hải Anh |

Việt Nam - Trung Quốc bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển trên biển trên tinh thần tuần tự, tiệm tiến, dễ trước khó sau, tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Có nên mở rộng cửa lên tuyển Việt Nam với cầu thủ nhập tịch?

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 180 cùng bình luận viên Quang Huy phân tích về những vấn đề Đội tuyển Việt Nam cần chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.

Thủ tướng bổ nhiệm lại Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Ông Nguyễn Sỹ Hiệp vừa được bổ nhiệm lại giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà vùng lũ lụt Thái Nguyên

Việt Bắc |

Chiều 12.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) đã tới thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi lũ lụtThái Nguyên.

Quyết định nửa đêm giúp người đàn ông thoát thảm kịch ở Cao Bằng

Khánh Linh - An Trịnh |

Cao Bằng - Anh Nguyễn Đức Thịnh đã thoát chết nhờ quyết định rời khỏi chiếc xe định mệnh trong vụ sạt lở trôi xe khiến hàng chục người thiệt mạng.

Xử lý ra sao dự án làm đường nghìn tỉ đồng ì ạch nhiều năm?

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Một dự án làm đường hơn 1.100 tỉ đồng được phê duyệt cách đây nhiều năm nhưng đến nay vẫn ì ạch và nhếch nhác.