Chuyện chưa kể về nơi ở của gần trăm người cao tuổi

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG |

Tại Hà Nội có một nơi gần trăm cụ già hàng ngày đang sống và làm bạn với nhau, xảy ra không ít câu chuyện vui, buồn hiếm thấy...

"Mình 18 tuổi"

Có mặt tại viện dưỡng lão D.H (phường Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) những ngày đầu tháng 7, chúng tôi không khỏi bất ngờ khi được nghe những câu chuyện về gần trăm cụ già cùng chung sống tại ngôi nhà chung.

Trong căn phòng trung tâm ở tầng 2, vài chục người cao tuổi ngồi tập trung cùng nhau. Nhiều cụ già cùng chăm chú xem các chương trình tivi, có người lại đọc báo, người nghe nhạc và có cụ già thì hướng mắt về phía cửa sổ nhìn về phía xa xa. Họ cùng nhau sống chung, làm bạn với tuổi già và cũng không ít câu chuyện “dở khóc, dở cười” mà không nhiều người tường tận.

Các cụ già chăm sóc, chăm nhau ăn tại trung tâm dưỡng lão. Ảnh H.Ngân
Các cụ già chăm sóc, chăm nhau ăn tại trung tâm dưỡng lão. Ảnh H.Ngân

Mỉm cười chào hỏi một lượt các cụ già tại đây, chị Hoàng Thị Thu Ngân – Phó Giám đốc Trung tâm dưỡng lão D.H cho hay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, những người già, người cao tuổi không chỉ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật mà đời sống tinh thần của họ cũng có rất nhiều những khúc mắc. Hiện nay tại trung tâm có 75 cụ đang sống và sinh hoạt tập thể nên các điều dưỡng phải rất khó khăn để chiều được ý của các cụ.

Chỉ vào những bức ảnh được treo trên bức tường về hoạt động của các cụ già, chị Ngân kể: Ở đây có những cụ rất tỉnh táo, nhưng khi hỏi tuổi, họ luôn nói mình 18 tuổi và nói với các điều dưỡng tuổi của chúng mình chỉ là chị em thôi. Còn có những cụ khi đi vào thang máy, tại đây có dán gương thì lại bảo sao trong này đông người thế. Các cụ tự đứng trò chuyện với những hình ảnh trong gương, khi hỏi mà không thấy “người trong gương” chào lại thì họ nói ngay “đúng là mất lịch sự”.

Lần "trẻ con" thứ hai

Ở đây cũng có những chuyện mà chắc ai đã làm việc đều khó quên. Như trường hợp bà cụ Nguyễn Thị T (SN 1942, nhà ở quận Long Biên, Hà Nội) luôn nghĩ mình phải chăm cháu, cháu ở nhà không ai trông nên rất hay đòi về để đưa cháu đi học. Những lúc đó, nhân viên của trung tâm lại phải giải thích là cháu đã được đi học rồi thì cụ mới thôi.

Hay có trường hợp của bà cụ Ngô Thị A (SN 1946, quê ở Kinh Bắc, Bắc Ninh) cứ vào trong phòng là đóng kín cửa, chèn hết những vật có thể vào để yên tâm là chỉ có một mình trong phòng. Sau đó, cụ lại lục tung hết đồ đạc trong phòng lên nhưng không nhớ gì cả.

Một bữa ăn cùng nhau của các cụ trong trung tâm dưỡng lão. Ảnh Vương Đông
Một bữa ăn cùng nhau của các cụ trong trung tâm dưỡng lão. Ảnh Vương Đông

Có một cụ khác cùng phòng với cụ A là bà Sinh. Người này lại hay phân phát những đồ mà bà A đã lấy như quần áo, cốc, khăn mặt, dụng cụ trong phòng cho những người khác…. Cứ như vậy, các điều dưỡng lại phải đi sắp xếp lại lần lượt các đồ trong phòng.

Là người ở trung tâm dưỡng lão lâu năm nhất, bà Phùng Thị Kim Đính (94 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) có khá nhiều kỷ niệm. Mỗi lần biết được lịch con cháu vào thăm là bà lại “cười tít mắt”, chuẩn bị tinh thần từ rất sớm, rồi bà còn bày sẵn bánh kẹo để đợi các cháu tới chơi. Chỉ cần thế thôi là bà đã vui cả ngày. Nhiều khi, bà còn nhờ trung tâm chụp ảnh cho cả nhà để làm kỷ niệm…

Cũng theo chị Ngân, trong ngôi nhà chung này, có những cụ dù đã lớn tuổi nhưng tính tình lại như trẻ con, rất thích nũng nịu, muốn được chiều chuộng nên mỗi lần ăn các điều dưỡng viên phải nịnh thì các cụ mới ăn. Cũng có những khi nhân viên phải đóng giả làm con thì cụ mới chịu ăn. Có lẽ câu nói “một đời người 2 lần trẻ con” lại đúng trong hoàn cảnh này.

(Còn tiếp: Nơi các cụ già ngồi xe lăn đua tốc độ, nâng cử tạ bằng giỏ hoa quả)

VƯƠNG TRẦN - PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão: Các cụ hạnh phúc, người ngoài lại thấy bất hạnh?

Thảo Anh |

Vì sao các cụ trong viện dưỡng lão thấy hạnh phúc, người ngoài nhìn vào lại thấy bất hạnh? Đó là nghịch lý sinh ra từ định kiến. Và chính những người làm truyền thông đang tiếp tục tạo ra một định kiến kế tiếp cho xã hội.

"Giam lỏng" bố mẹ ở nhà có hiếu hơn đưa vào viện dưỡng lão?

Thảo Anh |

Lối sống “tứ đại đồng đường” và định kiến đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là bất hiếu đang dần thay đổi nhưng rất chậm chạp. Các chuyên gia đặt câu hỏi tại sao không nhân nhiều người già cô đơn thành một cộng đồng dưỡng lão hạnh phúc?

Nhiều gia đình đợi "dài cổ" để đăng kí vào viện dưỡng lão

Thảo Anh - Linh Trang |

Theo nhiều nghiên cứu, nhu cầu đưa người cao tuổi vào viện dưỡng lão tại Việt Nam tăng cao, song "cung" đang không đủ "cầu".

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.