Tiêu Tết thời COVID: Đừng tự gây áp lực cho mình bằng cách "đua đòi"

Thiều Trang |

Với nhiều bạn trẻ, tiêu Tết thời COVID dù ít hay nhiều thì vẫn đủ đầy bởi được sum vầy bên gia đình. Vì vậy, giới trẻ không nên tự gây áp lực cho mình mà cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập cá nhân.

25 triệu đồng dùng đủ cho 2-3 cái Tết

Thay điện thoại mới giá 20 triệu đồng là điều mà Lê Duy Hiếu (23 tuổi, Thanh Hóa) dự định thực hiện vào dịp cuối năm, sau khi nhận tiền thưởng Tết từ công ty. Thế nhưng cận kề Tết Nguyên đán, chàng trai công tác trong lĩnh vực công nghệ phải hủy bỏ kế hoạch mua sắm cho riêng mình. Quà biếu gia đình, lì xì bố mẹ và em gái là dự định chi tiêu của anh chàng trong dịp Tết năm nay.

“Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thu nhập của tôi bị sụt giảm, khoản thưởng Tết cũng không quá cao nên tôi chấp nhận cắt giảm chi tiêu cá nhân để dành tiền biếu bố mẹ, lì xì lấy may cho em út" - Duy Hiếu nói.

 
Duy Hiếu dành phần nhiều tiền thưởng Tết để biếu bố mẹ. Ảnh: NVCC

Thay vì sử dụng toàn bộ số tiền mình có dành cho việc chi tiêu cá nhân như mua sắm quần áo, đồ công nghệ, Duy Hiếu dự định năm nay chỉ để ra 10 triệu đồng để tiêu Tết. Kế hoạch của anh chàng là sử dụng 5 triệu đồng biếu bố mẹ sắm sửa đồ dùng trong Tết, 2 triệu đồng lì xì bố mẹ, 1,5 triệu đồng mua sắm quần áo, số tiền còn lại để lì xì lấy may cho em út.

"Năm nay dịch bệnh nên mình hạn chế đi chơi và dành thời gian cho gia đình. Thấy các bạn bỏ ra 25 - 30 triệu để tiêu Tết còn sợ thiếu mình thấy khá bất ngờ. Số tiền đó phải dùng đủ cho 2-3 cái Tết" - Duy Hiếu nói.

3 triệu là đủ

Quyết định "nhảy việc" trong những tháng giáp Tết, Lê Thị Thúy (22 tuổi, Hưng Yên) chỉ nhận được lương thử việc trong thời gian qua, đủ trả tiền nhà và tiền sinh hoạt phí. Vì vậy, khoản tiền thưởng Tết "động viên" cuối năm và số tiền Thúy dành dụm sẽ dành để biếu bố mẹ. Theo kế hoạch, bạn trẻ mới ra trường chỉ tiêu hết 3 triệu đồng.

"2 triệu đồng biếu bố mẹ, 500.000 đồng lì xì mấy đứa nhỏ đến nhà, dịch bệnh mình không đi đâu, quần áo thì mua sắm cả năm rồi nên không cần mua mới. Thêm 500.000 đồng tiền mua đồ dùng nữa là đủ Tết" - Thúy nói.

 
Dịp Tết Nguyên đán 2022, Thúy dành nhiều thời gian bên gia đình. Ảnh: NVCC

Với Thúy, Tết là về với gia đình với bố mẹ. Cả năm có nhiều kỳ nghỉ khác, có cả nghỉ phép nên sẽ đi du lịch vào dịp đó, Tết nên ở cùng bố mẹ. Hơn nữa, dù tiêu nhiều tiền hay ít tiền thì với Thúy, Tết vẫn luôn đủ đầy.

"Thiếu vài cái bánh chưng nhưng được cùng cả nhà gói bánh chưng thì vẫn đủ. Thiếu cân giò lụa thì bố tự gói giò xào. Năm nào bố mẹ cũng tự nuôi gà ăn Tết. Đi học, đi làm xa nhà lâu ngày, Tết không còn là quần áo mới, không còn là pháo hoa, không còn là bánh chưng nữa. Tết đủ là khi có cả gia đình cùng nhau làm mọi thứ.

Vì vậy, hãy tiêu tiền sao cho cân bằng với số tiền mình có và đảm bảo cho cả sau Tết còn tiền để sinh hoạt" - Thúy chia sẻ.

Đừng tự gây áp lực cho mình

Công tác trong lĩnh vực truyền thông, Nguyễn Thị Ngọc Anh (22 tuổi, Thái Bình) cảm thấy việc chi tiêu của các bạn trẻ trong vài ngày Tết lên đến 25 triệu đồng là quá nhiều.

Theo Ngọc Anh, hiện nay, cuộc sống ngày thường khá đầy đủ về mặt vất chật, không giống trước đây, chỉ ngày Tết mới có mâm cao cỗ đầy, gạo thịt, áo mới. Vì vậy, không cần thiết phải sắm sửa quá nhiều gây thừa thãi, lãng phí.

"Đồng ý có thể mức chi tiêu cho ngày Tết cao điểm hơn so với ngày thường. Nhưng cần có kế hoạch cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập của bản thân" - Ngọc Anh nói.

Thay vì đi du lịch như các năm trước, Ngọc Anh dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Ảnh: NVCC
Thay vì đi du lịch như các năm trước, Ngọc Anh dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình. Ảnh: : NVCC (chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19).

Với bạn trẻ 22 tuổi, Tết là khoảng thời gian để tận hưởng, để thư giãn. Có người lấy việc dành thời gian ở bên người thân là tận hưởng, có người lại thấy đi tiêu tiền mới là tận hưởng. Tuy nhiên, cần chi tiêu hợp lý để tránh trở thành "con nợ".

Vạch kế hoạch chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán, Ngọc Anh lấy ví dụ số tiền lương cộng thưởng tháng này là 100%, 50% mang tiền về cho ba mẹ, 10% mua sắm cho bản thân, 10% tiêu vặt trong Tết (mua quà, lì xì cho cháu chắt, đi chơi bạn bè), 5% biếu ông bà và 25% còn lại là khoản dự phòng đề phòng phát sinh trong cũng như sau Tết.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

2 lưu ý quan trọng người dân về quê ăn Tết cần thực hiện

Tường Vân |

Về quê ăn Tết có phải xét nghiệm, cách ly hay không… đang là vấn đề được người dân cả nước quan tâm trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành.

Có 25 triệu, giới trẻ vẫn sợ không đủ tiêu cho Tết Nguyên đán

Vân Trang |

Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề, nhiều bạn trẻ bắt đầu xây dựng kế hoạch mua sắm, chi tiêu và quản lý tài chính dịp Tết. Có người dự định cắt giảm tối đa những khoản không cần thiết, nhiều người dồn lực sắm sửa cho gia đình và "mang tiền về cho mẹ".

Thu nhập thấp, gia đình công nhân "rụt rè" tiêu Tết

Bảo Hân |

Thu nhập vốn đã thấp, năm nay lại ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên nhiều gia đình công nhân dự định phải thắt chặt chi tiêu dịp Tết.

Dự báo thời điểm không khí lạnh tràn về gây mưa, giảm nhiệt

AN AN |

Đại diện cơ quan khí tượng cho biết, từ ngày 1.10, do tác động của không khí lạnh, nền nhiệt miền Bắc giảm nhanh với nhiệt độ cao nhất khoảng 26-27 độ C.

Phục hồi nơi thờ tự thân mẫu vua Gia Long

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Điện Thoại Thánh, nơi thờ tự thân mẫu vua Gia Long lâu nay đang là một "phế tích", chỉ sót lại hệ thống móng điện với đầy cỏ dại mọc lên.

Diễn viên Mạnh Quân: Tôi lợi thế và cũng bất lợi khi trẻ đẹp

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7, diễn viên Mạnh Quân có cuộc trò về về cuộc sống, sự nghiệp sau hành trình dài kể từ "Nhật ký Vàng Anh".

Bác sĩ bật khóc khi hiến tặng giác mạc của mẹ

Lệ Hà |

Người bác sĩ quân y ôm mẹ lần cuối cùng sau khi hiến tặng giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người khác.

Dự báo giá vàng thời gian tới, đầu tư như nào để chốt lời?

Hoàng Xuyến - Việt Anh |

Với lộ trình bắt đầu cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, các chuyên gia dự báo giá vàng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn.

2 lưu ý quan trọng người dân về quê ăn Tết cần thực hiện

Tường Vân |

Về quê ăn Tết có phải xét nghiệm, cách ly hay không… đang là vấn đề được người dân cả nước quan tâm trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành.

Có 25 triệu, giới trẻ vẫn sợ không đủ tiêu cho Tết Nguyên đán

Vân Trang |

Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang cận kề, nhiều bạn trẻ bắt đầu xây dựng kế hoạch mua sắm, chi tiêu và quản lý tài chính dịp Tết. Có người dự định cắt giảm tối đa những khoản không cần thiết, nhiều người dồn lực sắm sửa cho gia đình và "mang tiền về cho mẹ".

Thu nhập thấp, gia đình công nhân "rụt rè" tiêu Tết

Bảo Hân |

Thu nhập vốn đã thấp, năm nay lại ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên nhiều gia đình công nhân dự định phải thắt chặt chi tiêu dịp Tết.