Tiêu thụ điện ở mức kỷ lục, điện mặt trời dư thừa chưa phải là giải pháp

Cường Ngô |

Bộ Công Thương cho rằng, dù có đóng góp quan trọng cho hệ thống điện, song điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam vẫn không phải là giải pháp trong hệ thống điện Việt Nam.

Theo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), tuần cuối tháng 4.2024, tiêu thụ điện trung bình mỗi ngày đạt sản lượng gần 947 triệu kWh; riêng miền Bắc tăng hơn 31,7 triệu kWh mỗi ngày. Nguyên nhân là ảnh hưởng của đợt nắng nóng đang diễn ra tại 3 miền, đặc biệt tại miền Bắc.

Trong tuần, nhiều kỷ lục mới được thiết lập, vào 13h30 ngày 27.4, nhu cầu công suất lớn nhất toàn quốc lên 47.670 MW, sản lượng tiêu thụ ngày 26.4 tới 994 triệu kWh (gần 1 tỉ kWh).

Trước tình hình tiêu thụ điện tăng cao, cơ quan điều tiết thực hiện điều hành linh hoạt, huy động toàn bộ các tổ máy nhiệt điện than khả dụng trên hệ thống. Nguồn nhiệt điện khí đang được huy động trung bình ngày khoảng 91 triệu kWh, cao hơn 13 triệu kWh so với kế hoạch tháng 4.

Nguồn điện tái tạo được huy động là 105,5 triệu kWh, trong đó điện gió là 13,9 triệu kWh. Tuy nhiên, Cục Điều tiết điện lực cho hay sai số dự báo năng lượng tái tạo lên tới khoảng 20%, trong khi công suất đặt của nguồn này là 21.000MW, nên sai số tuyệt đối có thể lên tới 4.200MW.

Dù có đóng góp quan trọng cho hệ thống điện song điện gió và mặt trời tại Việt Nam vẫn không phải là giải pháp trong hệ thống điện Việt Nam.

Ông Trần Việt Hoà - Cục trưởng Cục điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, vào những thời điểm bức xạ mặt trời cao, gió tốt, nếu thời điểm này, đơn vị điều độ hệ thống điện huy động hết nguồn năng lượng tái tạo thì sẽ phải cắt giảm công suất của các nhà máy điện truyền thống (nhiệt điện than, khí, thuỷ điện).

Tuy nhiên, việc cắt giảm công suất của nhà máy điện truyền thống thì hệ thống điện sẽ có nguy cơ sập, hệ thống không còn gì để đáp ứng nhu cầu khi có biến động từ nguồn điện mặt trời mái nhà. Do đó lựa chọn phổ biến và tất yếu là phải cắt giảm nguồn năng lượng tái tạo.

Do tính bất định của điện mặt trời, điện gió nên buộc đơn vị điều tiết điện lực phải duy trì hoạt động của nhiều tổ máy nhiệt điện, thủy điện để thực hiện nhiệm vụ điều tần, điều áp, đảm bảo việc cung cấp điện được liên tục, an toàn, chất lượng.

Điện gió, mặt trời chưa thể là giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn hiện nay và chưa thể thay thế nguồn nhiệt điện (Ảnh minh hoạ)
Điện gió, mặt trời chưa thể là giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn hiện nay và chưa thể thay thế nguồn nhiệt điện. Ảnh: EVN

Theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, từ góc độ của cơ quan điều độ hệ thống điện và chủ đầu tư của các nhà máy điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện than, tua bin khí), sự phát triển của điện mặt trời lại mang đến nỗi lo lớn về chi phí chung của hệ thống.

Chi phí này đến từ nhu cầu sẵn sàng của các nguồn điện truyền thống để đáp ứng tính bất định của các nguồn điện tái tạo. Đơn vị điều độ sẽ phải duy trì một lượng nguồn điện truyền thống vận hành ở trạng thái chờ hoặc công suất thấp liên tục trong các giờ có điện mặt trời. Do đó phải trả chi phí cho các nguồn điện duy trì ở trạng thái này thay vì trả cho điện năng phát ra.

Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, việc duy trì trạng thái sẵn sàng này được coi là một loại dịch vụ, gọi là dịch vụ phụ trợ hệ thống điện. Nguồn năng lượng tái tạo biến động càng nhiều, quy mô chi phí càng lớn.

"Theo quan điểm tính toán, chi phí do nguyên nhân nào gây ra phải tính cho nguyên nhân đó. Như vậy, chủ đầu tư các nguồn điện mặt trời thực chất phải trả chi phí cho hệ thống để duy trì hoạt động bình thường của nguồn điện mặt trời trong khi vẫn được duy trì cấp điện ổn định", ông Trần Việt Hòa nói.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Bộ Công Thương lý giải tại sao mua điện mặt trời mái nhà dư thừa giá 0 đồng

Cường Ngô |

Trước đề xuất cơ chế mua điện mặt trời mái nhà dư thừa giá 0 đồng, một số chuyên gia đánh giá chưa đủ hấp dẫn để khuyến khích người dân đầu tư. Bộ Công Thương đã phát đi thông cáo lý giải về vấn đề này.

Cục Điều tiết điện lực: Ngăn vỡ quy hoạch nên đề xuất mua điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng

Cường Ngô |

Thừa nhận đòi hỏi bán điện mặt trời mái nhà lên lưới là nhu cầu thực tiễn, thế nhưng Bộ Công Thương lại lo ngại vỡ quy hoạch, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống nên mua điện giá 0 đồng.

Mua điện mặt trời mái nhà 0 đồng: Câu hỏi lớn về hạch toán nguồn thu tài chính

Nguyễn Đỗ Nam |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài viết: “Lãng phí hiệu quả đầu tư nếu điện mặt trời mái nhà dư thừa bán giá 0 đồng” vào ngày 22.4, nhiều bạn đọc đã gửi ý kiến đến Báo Lao Động. Chúng tôi xin trích đăng ý kiến của bạn đọc Nguyễn Đỗ Nam - kỹ sư tư vấn lắp đặt điện mặt trời mái nhà gửi tới tòa soạn.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.