Chỉ bắt buộc 6 tác phẩm: Sứ mệnh của văn học chưa trọn vẹn

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là nhận định của ông Đặng Ngọc Khương – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Archimedes Academ - Hà Nội, giáo viên chuyên luyện văn của Hệ thống giáo dục Học mãi.

Những ngày qua, dư luận đang có những tranh luận liên quan tới chương trình môn Ngữ văn trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới. Theo đại diện Ban soạn thảo, sẽ có 6 tác phẩm bắt buộc gồm “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Truyện Kiều”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Tuyên ngôn Độc lập”.

Ông Đặng Ngọc Khương – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Archimedes Academ - Hà Nội cho rằng, 6 tác phẩm bắt buộc đều là những tác phẩm lớn, đã vượt qua sự kiểm chứng của thời gian để khẳng định được giá trị nội dung và nghệ thuật, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn học nói riêng cũng như đời sống văn hoá tinh thần của người Việt Nam nói chung. 6 tác phẩm này, trừ Truyện Kiều, đều phản ánh tinh thần đấu tranh bất khuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Tuy nhiên, góc độ giáo dục sẽ thấy vẫn còn một số điều còn băn khoăn.

Về giai đoạn văn học hiện đại và trung đại, trong 6 tác phẩm chỉ có duy nhất “Tuyên ngôn độc lập” là văn học hiện đại. Nhưng đây cũng là một văn kiện lịch sử, thuộc văn học chính luận. Như vậy, tính cập nhật, tính thời sự của văn học sẽ là một phần vẫn còn thiếu trong các yêu cầu bắt buộc của chương trình mới.

Xét về mặt thể loại, các tác phẩm “Hịch tướng sĩ”, “Nam quốc sơn hà”, “Bình Ngô đại cáo”, “Tuyên ngôn độc lập” đều là văn, thơ chính luận. Duy nhất “Truyện Kiều” là văn vần, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là văn tế.

“Nhìn tổng quan cho thấy, chương trình bắt buộc sẽ bị nghiêng về mặt thể văn chính luận, chiếm tới 4/6 tác phẩm. Gần như không có tác phẩm thơ theo đúng định nghĩa”, ông Khương chỉ rõ.

Mặt khác, về nội dung, tư tưởng thì đang có một ưu tiên rất lớn cho các tác phẩm văn học yêu nước. Duy nhất có “Truyện Kiều” là bàn đến thân phận con người. Nhưng đây lại là thuộc văn học trung đại. Vì thế, dẫu “Truyện Kiều” có là một tác phẩm kinh điển, nói câu chuyện của thời trung đại nhưng có ý nghĩa muôn đời thì cũng vẫn chưa đủ. Chúng ta cần thêm những tác phẩm bàn đến tính thời sự, biểu hiện đa dạng của đời sống đến số phận của những con người cụ thể, cá nhân cụ thể trong bộn bề đời sống, tiếng nói của con người thời hiện đại....

“Về mặt chủ đề, nội dung tư tưởng có sự thiên lệch về chủ đề lòng yêu nước. Giáo dục lòng yêu nước thì thời nào cũng cần nhưng sứ mệnh của văn học không chỉ dừng ở câu chuyện giáo dục lòng yêu nước, then chốt nhất là quan tâm đến số phận những con người, trước hết là con người cá nhân”, ông Khương bày tỏ.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Ngoài 6 tác phẩm văn học bắt buộc, giáo viên được lựa chọn tác phẩm để dạy

Bích Hà |

Các tác giả viết sách giáo khoa và giáo viên sẽ có quyền lựa chọn tác phẩm trong danh sách các tác phẩm gợi ý để đưa vào giảng dạy cho học sinh.

6 tác phẩm bắt buộc môn Ngữ văn: Thiếu tình yêu cuộc sống bình dị

Bích Hà |

Ngay sau khi thông tin về 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn THPT được công bố đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Trong đó, có không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn.

Học sinh không phải học thuộc trong chương trình ngữ văn mới

HUYÊN NGUYỄN - HẢI NGUYỄN |

Đây là mục tiêu nổi bật nhất trong chương trình môn Ngữ văn sắp được công bố tới đây.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.