Giáo viên kiến nghị phương án thi tốt nghiệp, đại học năm 2023

Tường Vân |

Lứa học sinh lớp 10 năm nay sẽ chính thức học Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngoài việc lúng túng lựa chọn môn học, điều các em quan tâm là kỳ thi tốt nghiệp, xét tuyển đại học trong những năm tới sẽ được thực hiện như thế nào.

Lúng túng lựa chọn môn học

Nhận được thông báo của nhà trường về việc thay đổi nguyện vọng lựa chọn môn học vào lớp 10, chị Nguyễn Hồng Hạnh (Long Biên, Hà Nội) đã cùng con đến trường để lắng nghe thầy cô tư vấn. Chị nói rằng, trong quá trình đăng ký, phụ huynh cũng gặp đôi chút khó khăn dù nhà trường, thầy cô tư vấn rất nhiệt tình.

“Hiện nay, chúng tôi chưa được tiếp cận sách giáo khoa mới, chưa nắm được con sẽ học những nội dung gì. Quan trọng hơn, chúng tôi chưa biết sau này, đến thời điểm con thi đại học, việc thi tuyển sẽ thay đổi như thế nào để lựa chọn tổ hợp môn phù hợp.

Trước ở cấp 2 con học trội các môn tự nhiên. Nhưng lên lớp 10, con lại có nguyện vọng học sang ban xã hội. Gia đình tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định của con. Tuy nhiên, điều tôi lo lắng nhất là trong quá trình học, con cảm thấy không phù hợp và muốn đổi nguyện vọng thì khi đó sẽ gặp nhiều vất vả. Hiện tại, bố mẹ và con đều cảm thấy rất mơ hồ” – chị Hạnh chia sẻ.

Nhiều học sinh, giáo viên mong muốn Bộ GDĐT sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học những năm tới khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức áp dụng với bậc THPT.
Nhiều học sinh, giáo viên mong muốn Bộ GDĐT sớm công bố phương án thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển đại học những năm tới khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chính thức áp dụng với bậc THPT.

Em Nguyễn Đặng Bảo Giang - học sinh lớp 10 Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn tổ hợp môn học cho năm học tới.

"Trước kia em lựa chọn nhóm Khoa học tự nhiên với chuyên đề tự chọn là môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; chuyên đề tổ hợp gồm Địa lý, Công nghệ vì em học rất kém môn Lịch sử. Nhưng nay Lịch sử thành môn bắt buộc nên em cảm thấy rất lo sợ, băn khoăn khi phải thay đổi. Em cũng không biết sự lựa chọn của mình có phù hợp với xu hướng thi đại học của các năm tới hay không" - Giang bày tỏ.

Chia sẻ về những khó khăn trong quá trình tư vấn, hướng dẫn học sinh lựa chọn tổ hợp môn phù hợp, cô Nguyễn Bội Quỳnh - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho rằng, thực tế, nhiều học sinh không biết mình thích môn gì, thế mạnh của mình, cũng chưa định hướng được sau này mình sẽ thi tuyển đại học theo khối nào.

"Quan trọng nhất, Bộ GDĐT chưa ban hành hướng dẫn tuyển sinh đại học để các em nhìn vào đó để lựa chọn các khối cho mình. Chính vì vậy, sự tư vấn của nhà trường là rất cần thiết và quan trọng" - cô Quỳnh nói.

Giáo viên đề xuất phương án thi tốt nghiệp

Không chỉ về phía học sinh, nhiều giáo viên cũng băn khoăn về phương án tổ chức thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học, nhất là trong bối cảnh Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu áp dụng với bậc THPT từ năm học tới.

Thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội) nhận định, với tình hình hiện tại, chưa thể bỏ kì thi tốt nghiệp THPT. Thay vào đó, cần có sự điều chỉnh để phù hợp bởi đã học thì cần có kiểm tra, đánh giá. Nếu không tổ chức các kỳ thi, học sinh sẽ thiếu động lực học tập và sự cố gắng, nỗ lực.

"Kì thi này nên giao về các địa phương tự tổ chức, Bộ GDĐT có thể hỗ trợ về mặt ra đề để đảm bảo tính thống nhất trong đánh giá, qua đó có cái nhìn tổng quát về giáo dục cả nước" - thầy Hiền nêu quan điểm.

Ngoài ra, thầy Hiền còn cho rằng, đề thi chỉ nên ra với mục đích tốt nghiệp chứ không “ngầm” 2 mục đích như hiện nay. Như vậy mới đảm bảo tính khách quan, công bằng cho tất cả thí sinh. 

"Đối với tuyển sinh đại học, hiện nay chúng ta thực hiện theo luật giáo dục, do đó các trường đại học có quyền tự chủ trong tuyển sinh. Nhưng nếu không có sự kiểm soát từ Bộ GDĐT thì tình trạng phương thức tuyển sinh trăm hoa đua nở sẽ ngày càng diễn ra, gây mất ổn định và tốn kém cho xã hội.

Bộ nên định hướng thành lập các trung tâm khảo thí độc lập tại 3 miền, tổ chức nhiều đợt để các trường đại học có thể sử dụng kết quả này" - thầy Hiền kiến nghị.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT mở lại hệ thống, thêm gần 4000 trường hợp đăng ký xét tuyển đại học

Tường Vân |

Trong thời gian Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) mở lại hệ thống hỗ trợ thí sinh đăng ký nguyện vọng đại học, đã có thêm gần 4.000 thí sinh đăng ký.

Bộ GDĐT điều chỉnh lịch thanh toán trực tuyến lệ phí xét tuyển đại học

Tường Vân |

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo điều chỉnh lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống tuyển sinh.

Học sinh băn khoăn học chương trình mới lớp 10, thi đại học sẽ thế nào?

Minh Quang - Tường Vân |

Các em học sinh lớp 10 năm nay sẽ là lứa học sinh đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với bậc THPT. Ngoài các môn học bắt buộc, các em được chọn 4 trong tổng 9 môn học lựa chọn. Việc học sinh chọn môn tổ hợp nào ngoài sở thích còn liên quan chặt chẽ đến việc thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học sau này.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.