Giáo viên nhận xét: Đề Giáo dục công dân hay, nhưng khó có điểm 10

Đặng Chung |

Theo nhận xét của nhiều giáo viên, đề thi Giáo dục công dân trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 không chỉ hay mà còn có độ phân hóa cao.

Sáng  27.6, gần 450.000 thí sinh thi bài tổ hợp Khoa học xã hội, bài thi cuối cùng trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Bài thi tổ hợp Khoa học xã hội gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, mỗi môn thi trong 50 phút.

Thí sinh rời phòng thi với gương mặt rạng rỡ vì đã hoàn thành tốt bài thi, đặc biệt đây là môn thi cuối cùng trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Không chỉ thí sinh, mà giáo viên cũng rất ấn tượng với đề thi Giáo dục công dân năm nay, vì có nhiều câu hỏi hay, bám sát các vấn đề thời sự, được xã hội quan tâm trong thời gian qua.

Khó có điểm 10

Theo cô Nguyễn Thị Mai Anh (giáo viên Trường THPT Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội), đề thi môn Giáo dục công dân, kỳ thi THPT quốc gia 2018 có cấu trúc bám sát đề thi tham khảo của Bộ đã công bố về các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Tuy nhiên đề thi năm nay so với năm 2017 có sự phân hóa cao hơn, mức độ vận dụng cao chiếm tỉ lệ nhiều (30%). Nội dung kiến thức đều nằm trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 và 12.

Đề mang tính giáo dục cao và có liên hệ với thực tiễn đời sống, do đó học sinh không cần phải ghi nhớ máy móc mà cần có hiểu biết xã hội. Cụ thể ở đây là giáo dục hiểu biết pháp luật, giúp cho học sinh điều chỉnh hành vi trong cuộc sống hàng ngày.

"Theo tôi, đề Giáo dục công dân năm nay hay, đảm bảo đánh giá năng lực hiểu biết của thí sinh thông qua các tình huống thực tiễn cuộc sống mà đề đưa ra.

Với cách ra đề cũng sẽ tác động rất nhiều với học sinh trong việc học và với thầy cô là việc dạy, trước yêu cầu đổi mới nội dung chương trình. Học sinh sẽ phát huy tư duy cá nhân, không phải nhớ nhiều nội dung lý thuyết. Giáo viên cũng sẽ phải thực sự biến mỗi giờ lên lớp thực sự hấp dẫn học sinh bằng những trải nghiệm, sáng tạo"- cô Mai Anh chia sẻ. 

Còn theo cô Vũ Thị Thu Thuỷ - Tổ trưởng chuyên môn, Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội, với đề Giáo dục công dân năm nay học sinh sẽ dễ dàng đạt từ 5-6, nhưng để đạt 7-8 điểm, đề đã có sự phân hoá cao. Còn điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu, rộng kiến thức và có kiến thức thực tiễn.

"Cái hay của đề năm nay là đã ra nhiều câu hỏi vận dụng, điều này giúp học sinh hiểu biết sâu hơn, rộng hơn về kiến thức pháp luật"- cô Thu Thủy cho biết.

Đề hay, nhiều vấn đề thực tế

Theo nhận định của giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi Giáo dục công dân năm nay tương đối hay, có nhiều câu hỏi vận dụng tình huống thực tế.

Các vấn đề mang tính thời sự như: Truyền đạo trái phép (câu 106 – mã đề 307), cá độ bóng đá (câu 110 – mã đề 304), mặt trái của mạng xã hội (câu 109 – mã 312) được đưa vào đề thi.

Cũng giống như các môn học khác, năm nay là năm đầu tiên có sự xuất hiện nội dung của chương trình Giáo dục công dân lớp 11 trong đề thi THPT quốc gia. Tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình lớp 11 là 20%, tập trung chủ yếu vào chuyên đề Công dân với Kinh tế.

Đề thi vẫn sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó nhưng ở mức tương đối. Các câu hỏi cực khó bắt đầu từ câu 109 đến 120. Trong số các câu hỏi thực tế này có đến 1/2  số câu hỏi ở mức độ dễ, học sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được 5-6 điểm.

 
Bạn đọc tham khảo đề Giáo dục công dân mã đề 307. Nguồn ảnh: Môi trường Đô thị. 
 
 
 
 
 
 
Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Kỳ thi THPT quốc gia 2018: Phụ huynh đội mưa đợi con "vượt vũ môn"

Phan Anh |

Sáng nay 27.6, gần 450 nghìn bước vào làm bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân để hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia 2018. Dù trời đổ cơn mưa to nhưng nhiều phụ huynh vẫn đội mưa chờ con.

Thi THPT Quốc gia 2018: Lịch sử vẫn là môn “ám ảnh” với nhiều thí sinh

Nhóm PV |

Sáng 27.6, các thí sinh tiếp tục bước vào ngày thi cuối cùng của kỳ thi THPT Quốc gia 2018 với tổ hợp Khoa học Xã hội gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.

Đề thi Lịch sử THPT quốc gia: Liệu đã chọn được học sinh giỏi?

QUANG ĐẠI |

Đề thi Lịch sử THPT quốc gia 2018 được đánh giá vừa sức, đồng thời có tính phân hóa. Tuy nhiên, hình thức thi trắc nghiệm có lựa chọn được học sinh giỏi hay chưa đang là trăn trở lớn.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.