Giáo viên sẽ chấm thi chéo để phòng gian lận, nâng điểm thi tốt nghiệp

Đặng Chung |

Để ngăn chặn gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các địa phương cho biết đã đưa ra nhiều giải pháp. Trong đó sẽ phân công, sắp xếp để giáo viên chấm chéo, đảm bảo không cán bộ nào chấm thi cho chính học sinh của mình.

Lo nhất khâu đề thi, chấm thi

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, năm 2020 toàn thành phố sẽ có gần 80.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là năm đầu tiên kỳ thi được tổ chức theo Luật Giáo dục năm 2019, giao cho các tỉnh, thành phố thực hiện. Từ kinh nghiệm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, TPHCM tự tin sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 một cách an toàn, nghiêm túc.

Đại diện Sở GDĐT TPHCM cũng cho biết, trong các khâu tổ chức kỳ thi, thì khâu đề thi và chấm thi là quan trọng nhất.

“Tôi mong rằng đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ sẽ đảm bảo đúng tinh thần đã chỉ đạo là đảm bảo mức độ phân hóa, yêu cầu để xét tốt nghiệp THPT, cũng là cơ sở để các trường đại học thực hiện tuyển sinh. Như một số năm, nhận định của các chuyên gia là đề thi có những câu mà gần như học sinh không thể làm được. Cơ hội 10 điểm gần như bằng không. Vì vậy trong tính toán ra đề thi, Bộ GDĐT phải chỉ đạo chặt chẽ”- ông Hiếu cho biết.

Ngoài ra, TPHCM cũng kiến nghị các địa phương có giải pháp để giao nhiệm vụ cho cán bộ chấm thi một cách khoa học, đảm bảo không giáo viên nào chấm đúng bài của học sinh do mình dạy. Riêng ở TPHCM sẽ bố trí để giáo viên chấm thi chéo, đảm bảo khách quan, minh bạch.

Ngại xếp hạng điểm thi tốt nghiệp THPT

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, một trong những giải pháp được Bộ GDĐT đưa ra để kỳ thi diễn ra nghiêm túc là thực hiện đối sánh, phân tích kết quả thi và kết quả học tập ở bậc THPT của thí sinh. Đây là bước quan trọng phản ánh chất lượng dạy học ở từng địa phương, đồng thời cũng giúp phát hiện ra những nơi có bất thường để kiểm tra, đánh giá.

Về điểm mới này, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam – băn khoăn việc xếp thứ tự điểm trung bình của các môn thi của các địa phương sẽ khiến địa phương rất áp lực. "Đề nghị lãnh đạo Bộ GDĐT cho chấm dứt việc này. Chúng tôi thấy đây trở thành thông tin khiến các giám đốc Sở áp lực” – ông Quốc nói.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, kể cả Bộ GDĐT không làm thì các đơn vị khác cũng thực hiện việc xếp hạng. Chính cái đó mới là cơ sở để xem đâu là việc cần phải lưu ý. Do đó, các địa phương cần phải chủ động làm tốt, công khai, minh bạch.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ diễn ra vào ngày 9 và 10.8. Chỉ còn 2 tháng nữa để chuẩn bị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu các Sở GDĐT cần tiếp tục chỉ đạo các nhà trường dạy học, ôn tập theo chương trình, hướng dẫn của Bộ GDĐT bảo đảm chất lượng, để học sinh yên tâm, tự tin dự thi. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chủ yếu tập trung kiểm tra kiến thức cơ bản, giảm các câu hỏi khó và mức độ khó của đề thi.

Bộ trưởng đề nghị Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh cần tránh mang tính hình thức, phân công công việc chung chung rồi thực hiện không nghiêm túc, dẫn đến hổng dù chỉ một khâu cũng có thể gây rủi ro lớn.

Ông Phùng Xuân Nhạ cho hay năm nay các địa phương thống nhất công bố điểm thi vào ngày 27.8.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Học phí đại học tăng: Con nhà nghèo tạm gác lại ước mơ học trường y dược?

Sương Mai |

Vừa qua một số trường đại học đã công bố mức học phí mới, đặc biệt là khối trường Y Dược với mức tăng “phi mã”. Nhiều học sinh cho biết đành ngậm ngùi tử bỏ ước mơ trở thành bác sĩ khi nhìn những biểu giá học phí.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu

Đặng Chung |

Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.  

Phối hợp với công an để xác minh, lựa chọn cán bộ chấm thi tốt nghiệp THPT

Đặng Chung |

Cán bộ tham gia các khâu in sao đề thi, bảo quản bài thi, chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay được lựa chọn theo tiêu chí là những người có tinh thần trách nhiệm cao và có kinh nghiệm. Đặc biệt, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương nên phối hợp với lực lượng công an để xác minh, lựa chọn được những cán bộ đủ tài và đức để tham gia tổ chức kỳ thi.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.