"Gỡ khó" về thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Tường Vân - Thiều Trang |

Tại nhiều địa phương, dù đã bắt đầu dạy và học trực tuyến nhưng vẫn còn rất nhiều em học sinh chưa có đủ điều kiện, trang thiết bị để học tập theo hình thức này.

"Xoay xở" để được học

Tại các tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội, nhiều học sinh còn thiếu thiết bị học trực tuyến, phải học tạm, học nhờ, thậm chí "học ké" cùng bạn bè.

Gia đình chị Lê Thị Tính (huyện Quốc Oai, Hà Nội) có 2 người con đang tuổi ăn học. Con gái lớn học lớp 9 và con trai út học lớp 4. Chồng chị Tính bị bệnh không thể lao động nặng nên chỉ phụ vợ bán nước vỉa hè. Dịch bệnh ập đến, thu nhập của gia đình trở về con số 0 khiến cuộc sống càng thêm phần khốn khó.

"Hiện tại, cả 2 đứa đều phải học online nhưng bố mẹ chỉ có 1 chiếc điện thoại cũ bắt mạng kém, một buổi học bị thoát ra ngoài đến 5 - 6 lần. Con gái lớn hiểu chuyện nên nhường em và sang nhà bạn học nhờ. Tôi cũng thương con lắm nhưng để mua một thiết bị công nghệ trong thời điểm dịch bệnh thế này, thực sự là quá sức đối với vợ chồng tôi" - chị Tính buồn bã.

Tương tự, chị Lê Thị Huyền (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) cũng đứng ngồi không yên vì con không có thiết bị học trực tuyến cùng thầy cô và các bạn. Chị Huyền rời quê vào Đồng Tháp làm công nhân đã 3 năm, nhưng dịch bệnh kéo dài khiến hai mẹ con rơi vào tình cảnh khốn khó.

"Nhiều tháng nay, tôi không có thu nhập. Cháu năm nay vào lớp 3 phải học online nhưng nhà chỉ có một chiếc điện thoại cũ, không thể tải được phần mềm học. Giáo viên của con đã nắm được thông tin nên lập danh sách để nhà trường hỗ trợ" - chị Huyền hy vọng.

"Gỡ khó" cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Trước những thách thức, khó khăn đặt ra trong năm học mới, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang tích cực rà soát, kêu gọi quyên góp ủng hộ trang thiết bị cho các em học sinh khó khăn để việc học tập được duy trì.

Tại huyện Ba Vì (Hà Nội), sau một thời gian phát động, đã có hơn 200 thiết bị gồm điện thoại thông minh, máy tính, iPad kịp thời được gửi tới những học sinh khó khăn.

Còn tại huyện Hoài Đức, đến ngày 8.9, Phòng GDĐT đã kêu gọi ủng hộ được 29 chiếc điện thông minh để học sinh có hoàn cảnh khó khăn không phải tạm dừng việc đến trường.

 
Tập thể phụ huynh trường THCS An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội) tặng điện thoại thông minh cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em duy trì việc học trực tuyến. Ảnh: Tường Vân 

Ông Vương Văn Lâm – Trưởng phòng GDĐT huyện Hoài Đức thông tin, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục vận động các trường học trên địa bàn quận rà soát các trường hợp học sinh không thể tham gia lớp học trực tuyến vì thiếu phương tiện như máy tính, điện thoại thông minh… Đồng thời, kêu gọi cá nhân, tập thể ủng hộ cho các thầy cô giáo, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có đủ những điều kiện tối thiểu thực hiện tốt việc dạy - học trực tuyến.

Là địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề dịch COVID-19, hiện TPHCM còn 31.247 học sinh tiểu học (chiếm tỉ lệ 4,5% học sinh tiểu học) không đảm bảo các điều kiện về thiết bị và đường truyền để học trực tuyến. Tương tự, con số này ở bậc THCS là 26.355 học sinh (tỉ lệ 6,4%) và bậc THPT là 15.037 học sinh (tỉ lệ 5,8%).

Sở GDĐT TPHCM đã có tờ trình gửi Thường trực UBND TP, đề xuất là huy động nguồn vốn tài trợ (dự kiến 15.000 thiết bị) để tiếp sức cho các em học sinh, vận động các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông tài trợ hoặc cung cấp các gói cước viễn thông giá rẻ phù hợp để ổn định đường truyền, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Tương tự, tại Bình Dương, Sở GDĐT cho biết, đơn vị vừa triển khai kế hoạch vận động cán bộ, nhà giáo, người lao động trong toàn ngành giáo dục, phụ huynh học sinh, các nhà hảo tâm… quyên góp, ủng hộ thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh khó khăn, để giúp các em duy trì việc học trong những ngày sắp tới.

Tường Vân - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Tận dụng tối đa “thời gian vàng” trong dạy học online

Vân Trang |

Với trẻ tiểu học, để duy trì sự tập trung, hứng thú trong quá trình học online, các hoạt động giảng dạy nên được thiết kế trong khoảng thời gian nhất định.

Học sinh nghèo sang “học ké” trực tuyến cùng bạn

Minh Ánh - Tạ Quang |

Dịch COVID-19 khiến năm học 2021-2022 phải dạy và học bằng hình thức trực tuyến. Trong khi đó, nhiều học sinh không đủ điều kiện, thiết bị để học. Để được tiếp cận với kiến thức, có em phải "tự thân vận động", tìm cách "vào" lớp.

Cùng con "gỡ rối" với việc học online

Tường Vân |

Con mất tập trung, con ngủ gật, uể oải, bật khóc vì không được cô gọi tên,… đó là “trải nghiệm” của nhiều gia đình trong buổi học đầu tiên của năm học mới. Nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi nghĩ tới những buổi học online cùng con sắp tới.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.