Học phí đại học công lập sẽ tăng lên 50 triệu đồng/năm

Đặng Chung |

Mới đây, Bộ GDĐT đã có dự thảo về cơ chế tự chủ giáo dục đại học đối với các trường công lập trình Chính phủ.

Theo dự thảo này, cơ chế tự chủ sẽ áp dụng với tất cả các cơ sở giáo dục ĐH công lập (trừ các trường ĐH xuất sắc và hệ thống trường chính trị).

Nếu Nghị định này được Chính phủ thông qua, 100% các trường đại học công lập được phê duyệt đề án tự chủ, thì mức học phí đại học cũng sẽ tăng lên.

Trong NĐ 86/2015/NĐ-CP đã quy định rất rõ về mức trần học phí đại học từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 với cả trường chưa thực hiện tự chủ và đã được tự chủ toàn diện. Theo đó, mức học phí chênh lệch khá cao.

Các trường đại học đã tự chủ tài chính sẽ phải đóng cao gấp 2 đến 3,5 lần so với hiện nay (mức 980.000 – 1,43 triệu đồng/sinh viên/tháng).

Còn so với học phí trường đại học công lập chưa tự chủ hiện nay 7,4-10,7 triệu đồng/ năm học 2017–2018 thì mức học phí trên sẽ tăng gấp 2,8 đến 4,7 lần.

Với trường được tự quyết định mức thu để bù đắp hoàn toàn các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư, học phí có thể còn cao hơn nữa.

 
Trích NĐ 86/2015/NĐ-CP về mức tăng học phí đối với trường tự chủ toàn diện và trường chưa tự chủ. 

Đặc biệt, đối với loại trường tự đảm bảo chi thường xuyên sẽ phải áp dụng mức đóng học phí mới để phù hợp với đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động.

Đối với dự thảo về cơ chế tự chủ giáo dục đại học đối với các trường công lập, nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đào tạo.

“Việc tự chủ là tất yếu, là thuộc tính của ĐH. Tự chủ không chỉ có tăng học phí, mà còn tự chủ về mặt học thuật, về bộ máy, chất lượng. Tuy nhiên, muốn nâng cao chất lượng, trường ĐH phải có tiền để đầu tư, nên tăng học phí là tất yếu. Nhưng rõ ràng, người học không đóng thì Nhà nước phải hỗ trợ, Nhà nước không chi thì người học phải đóng. Không thì nhà trường lấy đâu kinh phí để đầu tư cho chất lượng giáo dục, trang thiết bị, trả lương cho giảng viên...” – PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội, bày tỏ quan điểm.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra: Tự chủ đồng nghĩa với việc tăng học phí, nhưng liệu có tỉ lệ thuận với tăng chất lượng giáo dục và giảm được tình trạng cử nhân thất nghiệp?

Trong khi, việc tăng học phí chắc chắn sẽ là một gánh nặng với sinh viên nghèo.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đắp chiếu cả thập kỉ, nhà máy ôtô Thái Nguyên chờ khai tử

Việt Bắc |

Nhà máy ôtô Vinaxuki Thái Nguyên vốn đầu tư trên 130 tỉ đồng bị bỏ hoang, đắp chiếu cả thập kỉ qua gây lãng phí tài nguyên đất.

Kiểm kê đất đai toàn thành phố Hà Nội

Minh Hạnh |

Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội yêu cầu các địa phương kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng năm 2024 trên toàn thành phố.

Thụy Sĩ giải cứu 2 nhà leo núi Việt Nam ở độ cao hơn 3.500m

Song Minh |

Hai nhà leo núi Việt Nam đã được giải cứu khỏi đỉnh núi Matterhorn ở Thụy Sĩ khi rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng.

Quảng Nam sơ tán khẩn cấp hàng trăm người dân vì sạt lở

Hoàng Bin |

Mới đầu mùa mưa, miền núi Quảng Nam đã xuất hiện những điểm sạt lở mới, đe dọa các khu dân cư và nhiều tuyến giao thông. Hàng trăm người dân phải sơ tán, tìm nơi ở mới.

Cựu TGĐ Vạn Thịnh Phát muốn dùng tiền lương trả cho trái chủ

Tâm Tú |

TPHCM - Sáng 25.9, TAND TPHCM tiếp tục xét hỏi về hành vi “Rửa tiền” và “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới” trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Ồ ạt tăng cao

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 25.9: Kim loại quý trên thị trường thế giới ồ ạt tăng lên, phá mọi kỷ lục.

Người dân trong vụ sạt lở ở Sa Pa sẽ có nơi ở mới

Đinh Đại |

Lào Cai - Các hộ dân trong vụ sạt lở tại xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) sẽ được bố trí xây nhà mới để ổn định cuộc sống.

Người dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội khổ vì đoạn đường “nắng bụi, mưa lầy lội”

HOÀNG LỘC |

Gần 2km đường giao thông nông thôn qua ao làng Giữa Quýt nằm trên địa bàn xã Tuy Lai, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xuống cấp, hư hỏng. Tình trạng “nắng bụi, mưa lầy lội”, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.