Học sinh muốn được đổi mới trong tiếp thu, kiểm tra kiến thức

HUYÊN NGUYỄN |

Học trò mê xem video, hình ảnh, mong muốn được đổi mới trong tiếp thu, kiểm tra kiến thức… là những nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, theo ý kiến của các giáo viên, việc dạy học còn nhiều vấn đề cần hiểu sâu, nhớ lâu, rõ bản chất.

Muốn thầy cô dạy hay như trên TikTok

Tại buổi lãnh đạo TPHCM gặp gỡ, lắng nghe tiếng nói thiếu nhi năm 2022 mới đây, học sinh TPHCM đã bày tỏ mong muốn thầy cô đổi mới trong dạy và học.

Em Nguyễn Vương Song My - học sinh Trường THCS Hoàng Lê Kha (quận 6), bày tỏ: “Em rất yêu thích môn Lịch sử nhưng môn này hiện đang được giảng dạy một cách qua loa, nội dung chưa rõ ràng, gây nhàm chán. Trong khi đó, các nội dung về lịch sử trên mạng xã hội hay TikTok lại rất ấn tượng và thú vị khiến nhiều bạn thích thú hơn”.

Vì vậy, Song My mong rằng, chương trình giảng dạy môn Lịch sử trên lớp cần thú vị, hấp dẫn hơn và thời lượng phù hợp hơn để tất cả học sinh đều hiểu bài. Ngoài dạy kiến thức sách giáo khoa, thầy cô cần quan tâm nâng cao cách giảng dạy môn này. Đặc biệt lồng ghép các hình ảnh, video, mô hình trong bài giảng để môn học được sinh động, gây hứng thú và kích thích sự ham học hỏi của học sinh hơn.

Chia sẻ về mong muốn của học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Huyền Thảo - Giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TPHCM - cho hay, nguyện vọng của các em học sinh như trên là dễ hiểu bởi chúng ta đang sống trong bối cảnh của sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và truyền thông.

Dạy Lịch sử nói riêng và các môn học khác nói chung như các video trên nền tảng của mạng xã hội hiện nay dễ giúp người học, người nghe và tiếp cận lịch sử một cách nhanh nhất và hấp dẫn nhất. Tuy vậy, điều này chỉ có ý nghĩa và mục đích duy nhất là truyền tải thông tin. Dưới góc độ giáo dục, những video như vậy mới chỉ dừng lại ở mức biết tri thức lịch sử.

“Nếu các thầy cô giáo có đủ thời gian, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng để thực hiện các clip ngắn, đưa thông tin lịch sử đến người nghe thì tôi hoàn toàn ủng hộ và rất vui vì điều đó. Song, vẫn có nhiều vấn đề cần phải bàn lại. Nếu coi lịch sử là khoa học hay một môn học thì phải có cái nhìn khác hơn so với việc xem đó là quảng đại thông tin cho người nghe. Những clip như trên mạng xã hội hiện nay còn thiếu cái hình thành tư duy lịch sử” - cô Huyền Thảo phân tích.

Cô Huyền Thảo cho biết thêm, hiện nay bên cạnh những thuận lợi mà công nghệ thông tin mang lại thì có không ít thách thức.

“Chính sự phát triển của mạng xã hội nên thông tin bùng nổ ở khắp mọi nơi, thông tin đúng - sai lẫn lộn và không có sự kiểm định, định hướng khiến cho giáo viên dạy vất vả vì những bài học trong trường lớp bị xung đột, va chạm với các thông tin bên ngoài. Giáo viên sẽ phải nắm các thông tin, nắm được sự chuyển biến của dòng chảy tri thức và cả tâm lý của học sinh để lên lớp dạy và trả lời rồi định hướng cho học sinh” - nữ giáo viên bày tỏ.

Chia sẻ kinh nghiệm để giúp tiết học lịch sử thêm phong phú, gần gũi hơn, nữ giáo viên Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho hay trong hai năm trở lại đây, các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên đã giúp giáo viên có thêm nhiều phương pháp, cách tiếp cận để đa dạng hoá trong cách dạy môn Lịch sử. Việc thay đổi nguyên lý dạy học và tổ chức lớp học đã phần nào làm cho việc dạy học môn Lịch sử tích cực hơn.

Đặc biệt sự thay đổi, đa dạng hoá các bài kiểm tra đã phần nào giảm đi việc học thuộc và đòi hỏi người học có năng lực và tư duy lịch sử thông qua việc xử lý, tiếp nhận các tư liệu lịch sử và nhận định.

Để học sinh không sa đà vào mạng xã hội

Không chỉ ở bộ môn Lịch sử, hiện nay, các giáo viên ở bộ môn khác cũng đang tìm cách thức để tiết học trở nên hiệu quả hơn. Từ đầu năm học này, để giảm bớt những căng thẳng, áp lực cho học sinh khi học online, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung, giáo viên Mỹ thuật, Trường Tiểu học và THCS Tây Hà Nội đã “mạnh dạn” dạy học đổi mới theo cách học sinh thích - Học mỹ thuật cùng Tiktok. Thay vì giảng bài theo cách “truyền thống”, cô Dung đã mày mò, đưa ứng dụng media vào dạy học.

Chia sẻ về ý tưởng này, nữ giáo viên cho biết, lúc bắt đầu ý tưởng này là khi dịch bệnh kéo dài khiến cho học sinh không thể đến trường, phải học trực tuyến. Muốn đem lại không khí “tươi mới” cho các tiết học online, cô Dung đã thiết kế các bài giảng bằng video Tiktok, đồng thời, cũng cho học sinh tự quay, dựng video, thực hiện bài học.

“Sau một thời gian giảng dạy, một điều rất vui là các em rất hứng thú hơn với môn học. Trước đây, các em chỉ dùng tài khoản Tiktok của mình để xem những clip trên mạng, thì giờ học sinh đã có thể sử dụng nó vào học tập, tự tay dựng được các clip của chính mình, lên được xu hướng, các em rất vui và kết quả học tập rất tốt” - cô Dung chia sẻ.

Một thách thức đặt ra khi dạy học bằng Tiktok đó là học sinh có thể sa đà vào mạng xã hội, nghiện internet. Để giải quyết bài toán này, cô Dung luôn dặn dò các em phải biết sắp xếp thời gian học tập cho hợp lý, chỉ sử dụng mạng cho học tập và nhờ phụ huynh giám sát.

Từ việc tìm tòi, khám phá các phương pháp dạy học khác nhau, cô Dung cho rằng, sự sáng tạo, linh hoạt của người giáo viên rất quan trọng. Bản thân cô mới đầu cũng không phải là một người biết nhiều về Tiktok, nhưng khi có ý định dạy học cho học sinh, cô đã tìm hiểu, mày mò rồi truyền dạy lại cho học sinh.

Đến nay, mặc dù khá bận rộn khi quay trở lại dạy học trực tiếp nhưng cô giáo Thuỳ Dung vẫn duy trì và cố gắng đưa ra nhiều tác phẩm mới.

“Kênh Tiktok của tôi có không ít học sinh, phụ huynh và các bạn trẻ ở ngoài trường theo dõi. Tôi vẫn nhận được những tin nhắn đề nghị cô giáo làm tiếp video. Điều này khiến tôi rất vui vì có thể lan toả kiến thức tới cả những học sinh ngoài trường của mình” - cô Dung chia sẻ.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT tham vấn chuyên gia phương án dạy học Lịch sử cấp THPT

Tường Vân |

Ngày 12.5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi làm việc tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT 2018) và môn Lịch sử bậc THPT trong chương trình này.

MTTQ Việt Nam đề nghị đổi mới cách dạy học, không để Lịch sử là môn tự chọn

Phạm Đông |

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới cách dạy và học để nâng cao chất lượng, không nên để môn Lịch sử là môn học tự chọn.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.