MTTQ Việt Nam đề nghị đổi mới cách dạy học, không để Lịch sử là môn tự chọn

Phạm Đông |

Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới cách dạy và học để nâng cao chất lượng, không nên để môn Lịch sử là môn học tự chọn.

Chiều 11.5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, cử tri và nhân dân bày tỏ niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, hoạt động hiệu quả của Quốc hội và điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đất nước ta tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận... chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, với quyết tâm chính trị cao về xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội...

Cử tri và nhân dân đánh giá cao việc kịp thời ban hành các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tạo hành lang pháp lý, phối hợp chặt chẽ cùng với Chính phủ, Thủ tướng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Kịp thời tháo gỡ các “nút thắt”, “điểm nghẽn” để thúc đẩy, phục hồi, phát triển kinh tế, xã hội.

Công tác an sinh xã hội được quan tâm triển khai thực hiện đồng bộ, tích cực. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây tổn thất nặng nề nhưng đời sống của nhân dân vẫn cơ bản được bảo đảm ổn định.

Tuy nhiên, cử tri và nhân dân trăn trở và lo lắng về những khó khăn, thách thức nhiều mặt do dịch COVID-19 gây ra. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm. Đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.

Cử tri và nhân dân bày tỏ sự bất bình, lên án mạnh mẽ, phẫn nộ đối với những hành vi trục lợi trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, mua sắm trang thiết bị, vật tư tiêu hao, có sự tiếp tay, bao che của một số cán bộ, đảng viên, làm giảm lòng tin của nhân dân.

Đồng thời, mong muốn các cơ quan chức năng tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm, bị can bỏ trốn. Công khai, minh bạch kết quả điều tra, xét xử để nhân dân giám sát.

Cử tri và nhân dân còn băn khoăn, lo lắng về hoạt động của thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu, thị trường bất động sản… còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình trạng dự án đã được giao nhưng không triển khai hoặc chậm triển khai đã tồn tại nhiều năm, lãng phí tài nguyên đất đai, khoáng sản.

Ông Chiến cũng nêu rõ dư luận xã hội còn băn khoăn, có ý kiến trái chiều về việc đưa môn Lịch sử là môn học tự chọn ở bậc trung học phổ thông, có thể sẽ gây ra hậu quả, hệ lụy khó lường. Thực tế, có một số nước phát triển, nền văn hóa tương đồng với Việt Nam (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã đưa trở lại hoặc vẫn duy trì môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.

Trên cơ sở đó, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét một cách thận trọng, đánh giá khách quan, toàn diện chương trình cải cách giáo dục phổ thông, nhất là việc đưa môn lịch sử ở bậc Trung học phổ thông là môn học tự chọn.

"Cần đổi mới cách dạy và học như thế nào, để nâng cao chất lượng, chứ không nên để môn Lịch sử là môn học tự chọn" - ông Chiến thông tin.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Cử tri đề nghị sớm ban hành hướng dẫn nguyên tắc 5K phù hợp tình hình mới

Phạm Đông |

Cử tri và nhân dân cho rằng nguyên tắc 5K của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện suốt hơn 2 năm qua đã góp phần mang lại nhiều thành quả chống dịch cho Việt Nam. Tuy nhiên, cần nghiên cứu để hướng dẫn cho phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.

Vì sao học sinh không "mặn mà" với môn Lịch sử?

Nhóm PV |

Đã từ rất lâu, môn Lịch sử bị nhiều học sinh coi là môn học phụ. Trên thực tế, số học sinh yêu thích môn Lịch sử cũng không nhiều. Có nhiều lý do khiến học sinh không mấy mặn mà với môn sử như dài, khó học thuộc và khó nhớ những mốc thời gian.

Để học sinh chọn môn Lịch sử: Quan trọng là thầy cô dạy như thế nào

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu triển khai đối với lớp 10. Theo đó, Lịch sử sẽ chính thức thuộc nhóm môn lựa chọn. Điều này làm nảy sinh lo ngại học sinh sẽ không lựa chọn môn học này bởi tình trạng học trò không ham học Lịch sử, điểm thi thấp đã diễn ra trong những năm qua.

TPHCM mở đường ven sông Sài Gòn giải cứu kẹt xe ở Bình Thạnh

MINH QUÂN |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn dài 4km, từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu, được kỳ vọng giảm kẹt xe, tăng kết nối cho quận Bình Thạnh.

Độc đáo ngôi nhà gỗ gần 100 tuổi ở xứ biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng - Nhà có 5 gian, tường xây gạch, cột gỗ, mái ngói, nền lát gạch tàu với kiến trúc truyền thống của người Hoa có tuổi đời gần 100 năm.

Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu

Bảo Chương |

TPHCM - Trong bức tranh chung về lợi nhuận quý III/2024 của các doanh nghiệp niêm yết, nhóm ngành bất động sản nhà ở được dự báo có tăng trưởng âm.

Chuyển trọ gấp vì nhà trong ngõ Hà Nội xây dựng triền miên

Thu Giang |

Nhiều người dân làm việc tại Hà Nội buộc phải chuyển trọ vì ở gần công trình nhà trong ngõ đang xây dựng.

Dự án sắp về đích làm thay đổi diện mạo cho TP Bến Tre

Thành Nhân |

Bến Tre - Dự án Mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Bến Tre gần hoàn thành đã tác động tích cực đến các mặt đời sống của người dân.

Cử tri đề nghị sớm ban hành hướng dẫn nguyên tắc 5K phù hợp tình hình mới

Phạm Đông |

Cử tri và nhân dân cho rằng nguyên tắc 5K của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện suốt hơn 2 năm qua đã góp phần mang lại nhiều thành quả chống dịch cho Việt Nam. Tuy nhiên, cần nghiên cứu để hướng dẫn cho phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.

Vì sao học sinh không "mặn mà" với môn Lịch sử?

Nhóm PV |

Đã từ rất lâu, môn Lịch sử bị nhiều học sinh coi là môn học phụ. Trên thực tế, số học sinh yêu thích môn Lịch sử cũng không nhiều. Có nhiều lý do khiến học sinh không mấy mặn mà với môn sử như dài, khó học thuộc và khó nhớ những mốc thời gian.

Để học sinh chọn môn Lịch sử: Quan trọng là thầy cô dạy như thế nào

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Năm học 2022-2023, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ bắt đầu triển khai đối với lớp 10. Theo đó, Lịch sử sẽ chính thức thuộc nhóm môn lựa chọn. Điều này làm nảy sinh lo ngại học sinh sẽ không lựa chọn môn học này bởi tình trạng học trò không ham học Lịch sử, điểm thi thấp đã diễn ra trong những năm qua.