Không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức: Đừng cào bằng chất lượng

Bích Hà |

Nhiều ý kiến cho rằng, việc không phân biệt bằng chính quy và tại chức chỉ nên được áp dụng khi các chương trình đào tạo được kiểm định, đánh giá chất lượng một cách công khai.

36/73 điều của Luật Giáo dục đại học năm 2012 đã được Bộ GDĐT đề xuất sửa đổi. 

Ở Điều 6 dự thảo luật, cách gọi hình thức đào tạo chính quy và tại chức (hệ vừa học vừa làm, giáo dục thường xuyên) được chuyển thành tập trung và không tập trung.

Theo đó, hai loại hình này chỉ khác nhau phương thức đào tạo, còn chuẩn về chương trình, giáo viên, chuẩn đầu ra và văn bằng tốt nghiệp sẽ giống nhau.

Đề xuất này đang nhận được nhiều sự quan tâm.

Sau khi Lao Động đăng tải bài viết “Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?”, nhiều bạn đọc đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này. Đa phần lo ngại về chất lượng đào tạo hệ tại chức và chính quy ở Việt Nam hiện nay đang khác xa nhau, nếu không phân biệt bằng chính quy và tại chức, vô tình sẽ cào bằng chất lượng đào tạo.

“Tôi thấy khá nhiều người đi học tại chức cốt để lấy bằng, để đúng quy trình bổ nhiệm. Trong khi đó, để vào được hệ chính quy của một trường đại học, con em chúng tôi phải ôn luyện rất vất vả. Rồi mất tiền của và thời gian để học tập, mong lấy được tấm bằng. Giờ lại đi đánh đồng giá trị bằng với hệ tại chức là sao?”- độc giả Nguyễn Đình Phúc (Hà Nam) chia sẻ.

Cùng quan điểm, bạn đọc Vũ Tiến Toàn đặt câu hỏi: “Làm sao mà chuẩn của hai loại bằng này bằng nhau được? Thế hóa ra những ai theo học chính quy là lãng phí thời gian hay sao?”.

Còn theo bạn đọc Hoàng Ngọc Hân, thực tế không phân biệt loại hình đào tạo, nhưng nếu trên bằng ghi loại hình đào tạo là đã ngầm phân biệt giá trị.

Trong khi đó, bạn đọc có tên Mai Hương lại cho rằng: “Loại hình đào tạo không quan trọng, bằng tại chức và chính quy cũng không quan trọng, quan trọng là khâu thi đầu ra để tốt nghiệp phải chung một chuẩn, thật nghiêm minh và công bằng. Nếu trường ĐH nào không làm được điều này thì tự hủy hoại uy tín và tự đào thải mình”.

Bạn đọc Nguyễn Anh Tuấn bày tỏ quan điểm, ở Việt Nam chưa nên tiến tới việc “không phân biệt bằng tại chức và chính quy”. Lý do là: “Tôi nghĩ văn bằng không có lỗi, vấn đề ở chỗ chất lượng đào tạo kém và sự buông lỏng kiểm định chất lượng đào tạo, dẫn đến sự kỳ thị bằng cấp.

Để loại bỏ sự kỳ thị, tôi nghĩ Bộ GDĐT và các trường đại học cần nâng cao chất lượng, áp dụng chuẩn đầu vào và đầu ra của hai hệ chính quy và tại chức trước. Sau khi đã thực hiện nghiêm, không còn sự kỳ thị bằng cấp trong nhân dân, lúc đó mới nên coi bằng đại học chính quy như bằng tại chức".

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

TS Vũ Thu Hương: Chất lượng đào tạo tại chức không thể bằng chính quy

Đặng Chung |

TS Vũ Thu Hương -giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội thẳng thắn cho rằng: Là một giảng viên, tôi biết chất lượng đạo tào tại chức hiện nay không thể bằng ĐH chính quy.

Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?

Đặng Chung |

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy, thông tin này đang vấp phải ý kiến trái chiều từ phía người dân và các chuyên gia giáo dục.

Học nghề không có cơ hội vào cơ quan Nhà nước?

Huyên Nguyễn |

Học nghề không vào được cơ quan Nhà nước là sai lầm, ông Đỗ Văn Giang - Phó Cục trưởng Cục Dạy nghề chính quy, Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - khẳng định như vậy trước câu hỏi của nhiều thí sinh về học nghề.

Có bằng đại học sẽ được nâng ngạch?

Q.Hùng (ghi) |

Có thể căn cứ theo các điều kiện thi nâng ngạch để biết mình đủ điều kiện hay chưa: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt...

Hòa Bình di dời khẩn cấp người dân trong đêm, tránh sạt lở

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Tối 22.9, người dân ở tổ 1, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình phải di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn, tránh sạt lở.

BRICS có khả năng trở thành khối lớn nhất hành tinh

Khánh Minh |

23 quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS trước hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2024.

Người dân dỡ nhà, giao đất làm đường 57km qua Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Nhiều người dân huyện Mê Linh đồng loạt tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng cho dự án Vành đai 4.

Nối nghiệp cha ông, cốm Mễ Trì đỏ lửa những ngày vào mùa

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Dù công việc vất vả, nhưng nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì Thượng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.