Kiến nghị khẩn cấp để bảo tồn, phát triển các trường sư phạm địa phương

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những khó khăn lớn và nguy cơ bị giải thể của các trường sư phạm địa phương, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam bày tỏ lo ngại đồng thời gửi kiến nghị một số giải pháp khẩn cấp để bảo tồn và phát triển hệ thống này.

Lo đại học chưa đủ sức

Kiến nghị vừa được gửi tới Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết tại Việt Nam, hệ thống các trường cao đẳng sư phạm được hình thành từ rất lâu (gần 60 năm), trực thuộc chính quyền địa phương và được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và THCS, đáp ứng yêu cầu của địa phương.

Trong khi đó, các trường đại học sư phạm trước đây chỉ đào tạo giáo viên THPT và một số năm gần đây mới được giao thêm nhiệm vụ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học và THCS ở trình độ đại học với số lượng hạn chế.

Hiện nay, do sự thay đổi trình độ chuẩn của giáo viên phổ thông theo Luật Giáo dục 2019 nên chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo giáo viên tiểu học và THCS - nguồn tuyển sinh chính của trường cao đẳng sư phạm trước đây - bị cắt chuyển hẳn cho các trường đại học sư phạm. Trong khi hầu hết các trường đại học sư phạm lại chưa có bề dày kinh nghiệm trong việc đào tạo giáo viên hệ này.

Ngoài ra, do định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm của Bộ GDĐT nên một số trường cao đẳng sư phạm địa phương đã được sáp nhập vào các trường đại học sư phạm trọng điểm quốc gia. Đây là một sự gán ghép khiên cưỡng giữa các trường khác đẳng cấp, gây thiệt thòi lớn cho những trường địa phương có đẳng cấp thấp hơn khi phải chấp nhận tiêu chuẩn của trường đẳng cấp cao hơn trong việc bố trí sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý.

Thứ ba, ở một số địa phương, trường cao đẳng sư phạm sau khi đã teo tóp do bị cắt giảm nhiệm vụ (chỉ còn đào tạo giáo viên mầm non) có khả năng trở thành một khoa trong trường dạy nghề, chịu sự điều chỉnh theo hướng “nghề hóa”.

Từ các nguyên nhân trên, qua khảo sát thực tế, hiệp hội cho rằng nguy cơ tiêu vong hệ thống trường sư phạm địa phương là rõ ràng. Kinh nghiệm nhiều năm quản lý hoạt động sư phạm cho phép hiệp hội có thể khẳng định không nên xóa đi hệ thống sư phạm địa phương để thay thế vai trò của nó bằng khoảng 10 trường đại học sư phạm trọng điểm.

Cần duy trì hệ thống cao đẳng sư phạm

Với quan điểm như trên, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị cần duy trì việc phân cấp quản lý công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non, tiểu học và THCS, kể cả việc giao chỉ tiêu và phân công công tác sau tốt nghiệp cho các địa phương như vẫn làm từ trước tới nay.

Việc Bộ GDĐT trực tiếp nắm một hệ thống sư phạm tập trung (thông qua 10 trường sư phạm trọng điểm) để đào tạo mọi loại giáo viên phổ thông là không khả thi.

Cần duy trì nguyên vẹn hệ thống trường cao đẳng sư phạm địa phương và có kế hoạch đầu tư toàn diện để vừa nâng cấp trình độ đào tạo giáo viên (lên đại học), vừa đa ngành hóa các trường này.

Hiệp hội cũng mong muốn chính quyền địa phương cần căn cứ vào nhu cầu thực tế để giao chỉ tiêu đào tạo và nâng chuẩn cho trường cao đẳng, đại học sư phạm địa phương của mình thực hiện.

Riêng đối với những trường sư phạm trong thời gian còn chưa đạt chuẩn đại học như quy định ở Luật Giáo dục 2019, Bộ GDĐT cần có chỉ đạo cụ thể thực hiện quy trình đào tạo kết hợp: 3 năm (tại trường cao đẳng sư phạm địa phương) + 1 năm (tại trường đại học sư phạm trọng điểm).

Mô hình đào tạo này hiện nay đang được nhiều nước áp dụng và được xem như một giải pháp quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng học tập cho học sinh ở các vùng khó khăn.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bỏ chính sách miễn học phí với sinh viên sư phạm theo Luật Giáo dục mới

HUYÊN NGUYỄN |

Sinh viên sư phạm sẽ không còn được hưởng chính sách miễn học phí theo Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1.7.2020.

Luật Giáo dục có hiệu lực từ 1.7 ảnh hưởng thế nào đến thu nhập giáo viên?

HUYÊN NGUYỄN |

Theo dự kiến trước đó, từ ngày 1.7.2020, Luật Giáo dục sửa đổi chính thức có hiệu lực, cộng với mức lương cơ sở mới sẽ tăng nhiều nhất trong vòng 8 năm qua, nên dẫn đến mức thu nhập được hưởng đối với nhà giáo sẽ có những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, ở hiện tại, đã có nhiều thay đổi so với dự kiến trước đây.

Giáo viên chưa bị cắt phụ cấp thâm niên theo Luật Giáo dục mới

HUYÊN NGUYỄN |

Luật Giáo dục năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2020 không còn quy định về phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, khi Chính phủ chưa ban hành hệ thống lương mới thì mọi chế độ hiện hành vẫn được thực hiện như cũ.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.