Lương thấp, kế toán trường học xoay đủ nghề kiếm sống

Trà My - Vân Trang |

Với mức lương thấp, không phụ cấp, xoay sở đủ mọi nghề tay trái, nhiều kế toán trường học chạnh lòng ví mình là "con ghẻ" của ngành giáo dục.

Kế toán trường học lăn lộn đủ nghề

Gắn bó với nghề kế toán trường học hơn 10 năm, anh Nguyễn Đức Công (tỉnh Yên Bái) luôn tận tâm với nghề. Tuy nhiên, anh Công cảm nhận rằng nếu chỉ có yêu nghề thôi thì chưa đủ bởi cuộc sống có rất nhiều điều phải lo nghĩ và phục vụ nhu cầu cá nhân.

Nhìn vào mức lương 5,3 triệu đồng/tháng, anh Công chạnh lòng vì không được bao lâu, số tiền này sẽ phải chi tiêu hết.

“Tiền ăn uống, sinh hoạt, học phí cho con rồi xăng xe đi làm, ti tỉ thứ trên đời đều phải dùng đến tiền. Tôi cũng là một trong số những người thuộc ngành giáo dục, vậy mà khi so sánh chúng tôi với các giáo viên khác thì có sự khác biệt rất rõ ràng” - anh Công bộc bạch.

Theo anh Công, sự khác biệt giữa mình và các giáo viên nằm ở chỗ, mức lương của giáo viên thông thường sẽ cao hơn nhân viên kế toán đồng thời ngoài tiền lương, giáo viên còn được hưởng quyền lợi về phụ cấp, thâm niên.

“So sánh với những người trong ngành là điều rất buồn nhưng khi nhìn mức lương của mình với những sinh viên đang làm thêm cho các quán ăn, nhà hàng (khoảng 200 nghìn đồng/ ngày - tương đương 6 triệu đồng/ tháng) thật sự, chúng tôi rất tủi” - anh Công giãi bày.

Nhu cầu tăng theo sự phát triển của xã hội, vật giá leo thang... anh Công đã tự chủ động xoay sở cuộc sống bằng cách tìm kiếm thêm nhiều nghề để tạo ra nguồn thu nhập khác.

“Có đồng nghiệp thì bán hàng online, hái chè, gặt lúa,... để đảm bảo cuộc sống. Tôi chọn cho mình công việc shipper (vận  chuyển hàng) nhằm tăng thêm nguồn thu. Trông chờ vào tiền lương thì không đủ để nuôi các con ăn học. Tranh thủ sau giờ làm trên trường, tôi lại tiếp tục công việc shipper, tuy có đôi lúc kiệt sức nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác” - anh Công nói.

Bị cho là “con rơi” ngành Tài chính, “con ghẻ” của ngành Giáo dục

Chị Nguyễn Thị Huynh, kế toán của một trường học tại huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái) bắt đầu công tác trong ngành giáo dục từ tháng 7.2009 và chính thức được vào biên chế từ tháng 9.2010. Trước khi vào biên chế, chị trải qua hơn 1 năm làm nhân viên kế toán hợp đồng.

Khi được hỏi về công việc, chị Huynh chạnh lòng nói, mình phải làm những việc "không tên".

Khối lượng công việc lớn, thu nhập thấp, nhiều kế toán trường học nản lòng và cảm thấy mình bị bỏ rơi.

“Cùng làm trong ngành giáo dục mà giáo viên luôn được ưu ái. Họ có áp lực thì được bày tỏ còn chúng tôi thì lại không thể nói lên tiếng nói của mình. Điều này thật sự rất vô lý. Trong khi đó, ai cũng đều nhìn thấy những đặc quyền của giáo viên sẽ nhỉnh hơn. Cũng chẳng có gì sai nếu chúng tôi nói kế toán trường học là "con rơi" của Bộ Tài chính và là "con ghẻ" của Bộ Giáo dục Đào tạo” - chị Huynh nghẹn ngào.

Tính đến thời điểm hiện tại, chị Huynh đã có bằng đại học được hơn 10 năm nhưng chỉ được hưởng lương mã ngạch kế toán viên trung cấp với hệ số lương là 3.03 + 0.1 + 0.5 (phụ cấp khu vực), lương thực lĩnh chỉ có 5.961.300 đồng (sau khi trừ các khoản đóng bảo hiểm).

Trong khi đó, nếu ở cùng khu vực với chị, giáo viên mới ra trường sẽ có hệ số 2.34 + 50% phụ cấp ưu đãi ngành + 0.5 (phụ cấp khu vực) là 6.776.000 đồng.

15 năm công tác trong ngành giáo dục, không ít lần chị Huynh nghĩ đến chuyện nộp đơn xin nghỉ việc. Những lần khó khăn, vất vả trong việc sinh con hay như việc di chuyển đường xá xa xôi để đi làm cũng là cản trở đối với chị Huynh.

Chia sẻ về mong muốn hiện tại, chị Huynh chỉ ước rằng mình và đồng nghiệp được quan tâm hơn, tiếng nói của những kế toán trong trường học sẽ được lan toả và cảm thông tới mọi người.

“Cũng rất mong Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nội vụ để đưa ra mức lương hợp lý cho nhân viên kế toán trong trường học. Ngoài ra, đối với những công việc của kế toán nhà trường làm như hiện nay cũng cần sự động viên, khích lệ tinh thần để có thêm sức mạnh cống hiến, bám trụ với nghề. Đồng thời, với những kế toán chưa được chuyển ngạch và vẫn đang nhận lương hệ trung cấp, nguyện vọng của chúng tôi mong cấp trên xem xét cho chuyển ngạch để được nhận mức lương tương xứng” - chị Huynh bày  tỏ.

Trà My - Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Lương thấp, nhân viên kế toán trường học vẫn không dám nghỉ việc

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc là nhân viên kế toán trường học gửi tâm tư, nguyện vọng đến Báo Lao Động sau loạt bài "Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục".

Học phí ngành Kế toán của nhiều trường đại học trên cả nước

Trang Hà |

Dưới đây là thông tin chi tiết về học phí ngành Kế toán của nhiều trường đại học trên cả nước, giúp quý phụ huynh và sinh viên thuận tiện tham khảo.

Điểm chuẩn học bạ Trường Đại học Tài chính Kế toán 2023

Trang Hà |

Trường Đại học Tài chính Kế toán vừa công bố điểm chuẩn đại học hệ chính quy - đợt xét tuyển sớm năm 2023 từ kết quả học tập bậc THPT (học bạ).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.