Ngành sư phạm tới lúc chuyển mình: Kỳ 2 - Xoá bỏ biên chế - kỳ vọng vào bước đột phá

HUYÊN NGUYỄN |

Trước thực trạng nhiều sinh viên sư phạm (SV SP) thất nghiệp, tiêu cực trong giáo dục nảy sinh, chất lượng đào tạo còn hạn chế cũng như việc dư thừa nhân lực ngành giáo dục, Bộ GDĐT đẩy mạnh chủ trương xóa bỏ biên chế. Liệu đây sẽ trở thành một đột phá trong thời gian tới?

Quy hoạch lại

Theo TS Nguyễn Viết Khuyến (Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học, Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam), để xảy ra tình trạng mất cân bằng, nơi thừa, nơi thiếu giáo viên (GV) là lỗi dự báo của ngành giáo dục. “Tôi cho rằng ngành giáo dục đang kém trong quy hoạch. Vì thế, cần làm tốt công tác quy hoạch, dự báo, cần có sự phân tích rõ ràng để biết chúng ta thừa bao nhiêu, thiếu bao nhiêu, thừa-thiếu ngành nào, môn học gì. Nhưng dù là ngành nào, dù có quy hoạch giỏi đến thế nào, tình trạng lúc thừa, lúc thiếu nhân lực cũng là dễ hiểu. Chỉ có điều, nhân lực trong ngành giáo dục có tính đặc thù, nên ngành phải có những dự báo để đào tạo cho hợp lý” - ông Khuyến nhấn mạnh.

Ông Khuyến cho biết thêm, xã hội ta chưa quen lắm với việc chuyển đổi linh hoạt nghề nghiệp. Khi chúng ta xác định chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần thì chuyện thay đổi nghề nghiệp, công việc là rất bình thường. Chúng ta không sống trong thời kỳ bao cấp để tất cả các vị trí công việc đều trong biên chế. Lâu nay chúng ta vẫn quen với suy nghĩ làm một nghề, một sở trường là làm suốt cả cuộc đời. Trong nền kinh tế thị trường, mọi thứ phải thay đổi, phải ngày càng phát triển. Có những môn học trong một thời gian rất thiếu, rất “nóng” nhưng thời gian sau lại thừa thãi. Điều đó buộc môi trường SP phải năng động để thích nghi, việc thay đổi nghề nghiệp, thay đổi môn học là chuyện bình thường.

Thay vì sản phẩm đào tạo ra là dùng cả đời, để thích ứng với điều kiện mới các trường SP phải linh động trong giáo trình. Để một người khi chuyển nghề, chỉ cần học chuyển đổi một thời gian ngắn là có thêm văn bằng mới. Chương trình học phải mềm dẻo, không khép kín với từng ngành. Giáo dục của chúng ta cũng đặt ra vấn đề này từ lâu nhưng đáng tiếc là đến giờ vẫn chưa làm được, ông Khuyến cho hay.

Đồng quan điểm, PGS-TS Văn Như Cương cho rằng các trường đại học SP cần chuyển hình thức đào tạo như hiện nay sang đào tạo liên môn. Tức là, một GV sẽ được đào tạo ít nhất 2 chuyên ngành gần nhau như lý - hoá, toán - tin, sử - địa... Với cách đào tạo như vậy, GV sẽ thích ứng được với những sự thay đổi và nhà trường cũng có thể sắp xếp nhân lực linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng dư thùa.

Phân tích rõ hơn về vấn đề này, GS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - cho hay: Hệ thống đào tạo GV hiện nay, các trường SP đang thực hiện tương đối mạnh nhưng vấn đề trong quá trình đổi mới, nội dung chương trình thay đổi theo hướng tích hợp, một GV dạy nhiều môn thì việc bồi dưỡng để thích ứng với yêu cầu lại là một vấn đề lớn. “Để giải quyết bế tắc này chúng ta cần thay đổi quan niệm. Đó là: Các trường SP không nên chỉ đào tạo GV phổ thông và GV phổ thông cũng không nên chỉ được đào tạo ở các trường SP. Các trường đại học SP nên được tổ chức lại để trở thành những trường khoa học cơ bản đào tạo đa ngành, đa nghề hơn đáp ứng nhu cầu xã hội. Với cách đặt vấn đề như vậy, các trường SP sẽ có nhiều mục tiêu đào tạo hơn. Mặt khác, một số loại hình GV phổ thông nên được đào tạo ở các trường đại học kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao... để có chuyên môn sâu hơn” - GS Quân diễn giải.

Thực tế đã chứng minh, giáo dục Việt Nam đã có sự thay đổi như vậy và hiện nay trở nên rất thành công. GS Trần Hồng Quân nêu dẫn chứng: Chúng ta cũng đã từng trải qua giai đoạn như vậy, rất nhiều GV tiếng Nga buộc phải học tiếng Anh để chuyển sang giảng dạy. Đó chính là sự thích nghi để chuyển đổi chuyên môn của mình. Hay việc Đại học SP Quy Nhơn dần chuyển mình thành trường đại học Quy Nhơn đa ngành, đa nghề như hiện nay chính là minh chứng cho sự thành công của tự thích nghi.

Biên chế giáo dục triệt tiêu động lực lao động

Cùng với đề xuất thay đổi trong đào tạo GV SP, chủ trương thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo dục vừa được Bộ GDĐT thông báo mới đây được kỳ vọng là bước đột quá trong phát triển giáo dục nước nhà. Theo đó, Bộ GDĐT chủ trương triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong GV mà sẽ theo chế độ hợp đồng có vào - có ra, có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng.

Ủng hộ chủ trương này, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT - cho biết, ở nước ngoài, trình độ PGS-TS mới được vào ngạch biên chế, tuy nhiên số lượng này không nhiều, kể cả các TS vào làm giảng viên cũng theo dạng hợp đồng. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển, học hỏi, nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách trau dồi các kiến thức để truyền tải tới học sinh. “Tuy nhiên, Bộ GDĐT nên cẩn trọng vì mỗi hệ thống giáo dục có một ưu - nhược điểm riêng. Ngành giáo dục cần đảm bảo quyền lợi người lao động và tách biệt giữa chuyên môn và quyền lợi để người tài gắn bó với môi trường giáo dục” - ông Nhĩ cho hay. Đồng quan điểm, TS Nguyễn Viết Khuyến chia sẻ: Với thời cuộc hiện nay, nếu giáo dục Việt Nam vẫn duy trì như thời kỳ bao cấp trước đây là không hợp lý. Giáo dục cần đổi mới để tự cứu lấy mình mà việc bỏ biên chế chỉ là một trong hàng loạt giải pháp cần làm. Ý tưởng này đã được “mầm mống” từ những năm 1990.

 

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Lý do bà chủ Xuyên Việt Oil chiếm dụng được 219 tỉ đồng

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị cáo buộc không nộp 219 tỉ đồng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho Nhà nước.

Nhiều mặt hàng tỉ USD của Việt Nam băng băng sang đất Mỹ

Cường Ngô |

Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt 87,7 tỉ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam tăng xả lũ gấp đôi, mở 3 cửa

MINH CHÂU |

Đồng Nai - Hồ Thủy điện Trị An tiếp tục xả lũ qua đập tràn với lưu lượng tăng từ 320m3/giây đến 480m3/giây vào ngày mai 24.9.