Ngày vừa vui òa, vừa bịn rịn sau cả chục năm cắm bản, gieo chữ vùng cao

Kiên Tâm |

Tỉnh Yên Bái vừa thực hiện đợt chuyển công tác - về nơi gần gia đình - cho 45 giáo viên sau nhiều năm cắm bản, gắn bó với vùng đặc biệt khó khăn.

Những người bền bỉ gieo chữ vùng cao

UBND tỉnh Yên Bái vừa có buổi gặp mặt và trao quyết định cho 45 giáo viên công tác tại các điểm trường có hoàn cảnh khó khăn về trung tâm huyện, thị xã, thành phố theo nguyện vọng của chính những thầy, cô giáo này.

Đây là lần đầu tiên tỉnh Yên Bái thực hiện việc thuyên chuyển số lượng lớn giáo viên từ vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Những trường hợp được thuyên chuyển đều là những giáo viên dạy học lâu năm ở vùng cao, có thành tích xuất sắc, hoàn cảnh gia đình khó khăn...

Dầu vậy, đây cũng chỉ là con số khiêm tốn so với gần 6.000 cán bộ, quản lý, giáo viên hiện đang công tác tại vùng cao, miền núi tỉnh Yên Bái, chiếm 45,7% giáo viên toàn ngành.

Đa số họ đều có thâm niên gắn bó với vùng cao từ 10 năm trở lên. Rất nhiều người đã mang hết tuổi thanh xuân cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, vượt qua khó khăn gian khổ và sự thiếu thốn về vật chất, xa gia đình vợ con, bất đồng ngôn ngữ, lạ lẫm về phong tục tập quán… hàng ngày bám trường, bám lớp tất cả vì học sinh thân yêu.

Ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chụp ảnh lưu niệm cùng 45 giáo viên chuyển vùng công tác nhân dịp gặp mặt này. Ảnh: Kiên Tâm.
Ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chụp ảnh lưu niệm cùng 45 giáo viên chuyển vùng công tác nhân dịp gặp mặt này. Ảnh: Kiên Tâm.

Tại buổi gặp gỡ, ông Trần Huy Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, việc điều động, tiếp nhận giữa các đơn vị đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, thực hiện trên nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng đối tượng; đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn đồng thời đảm bảo ổn định biên chế, chất lượng, đội ngũ giữa các trường.

Ông Trần Huy Tuấn nhấn mạnh: “Nhân dân các dân tộc trong tỉnh và các thế hệ học sinh miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn khắc ghi công lao và chia sẻ cùng các thầy, cô giáo đã vượt qua muôn vàn khó khăn để bền bỉ gieo chữ cho học sinh vùng cao. Với tâm huyết cháy bỏng, tình yêu nghề, tấm lòng yêu thương học trò, các thầy, cô giáo đã nêu gương sáng về đạo đức, truyền đạt kiến thức cho các thế hệ học sinh”.

Ngày vui mừng và lưu luyến

Mấy chục năm qua các thế hệ giáo viên không quản ngại gian khổ bám trường bám lớp, tận tụy với học sinh vùng cao, vùng đồng bào dân tộc đào tạo nhiều thế hệ học sinh, nhiều trở thành cán bộ chủ chốt của huyện, tỉnh.

Cô giáo Hồ Thị Minh Thoa - giáo viên Trường Mầm non Xéo Dì Hồ, huyện Mù Cang Chải sau 13 năm công tác đã được chuyển về Trường Mầm non Hồng Ca, huyện Trấn Yên.

Cô Thoa chia sẻ: “Tôi cứ ngỡ như một giấc mơ vậy… Trước cứ chiều thứ 6 về, ở với con ngày thứ 7, đến chủ nhật lại lên trường. Nhiều lần đi trong lúc con vẫn đang ốm sốt mà lòng thắt lại, nước mắt cứ chảy thôi”.

Cô Thoa cho hay, bản thân nhiều lúc đã nghĩ đến việc bỏ nghề vì vất vả quá và xa con cái nhưng khi đến lớp, thấy bọn trẻ ở bản còn đáng thương hơn cả con mình, bản thân lại có động lực tiếp tục cố gắng để các em được học tập cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cô giáo Phạm Thị Kim Thoa (ở giữa) thời điểm công tác tại Trường Mầm non Xéo Dì Hồ, huyện Mù Cang Chải.
Cô giáo Hồ Thị Minh Thoa (ở giữa) thời công tác tại Trường Mầm non Xéo Dì Hồ, huyện Mù Cang Chải.

Trong 45 thầy cô được chuyển công tác theo nguyện vọng lần này, có rất nhiều người đã cống hiến hơn 20 năm cho sự nghiệp giáo dục vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh Yên Bái.

Cô Hoàng Thị Tùng Bách, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & Trung học cơ sở Túc Đán, huyện Trạm Tấu cũng đã dành trọn 20 năm thanh xuân đem con chữ đến cho các em nhỏ Trạm Tấu.

Cô nhớ lại: "Thời gian đầu cuộc sống thiếu thốn trăm bề, nhiều lúc ốm đau muốn bỏ cuộc, nhưng nhìn các em chân trần băng rừng đến lớp với niềm khát khao học tập, đã tiếp cho tôi nghị lực để ở lại với các em”.

Cô Bách bộc bạch: "Đến nay đã 21 năm dạy học ở vùng cao, nhiều trường đã được xây dựng khang trang hơn, nhưng nhiều điểm trường vẫn còn tạm bợ, các thầy cô vẫn còn phải đối mặt với khó khăn thách thức. Dù phải xa nơi ấy tôi vẫn không thể quên những năm tháng đã qua".

Kiên Tâm
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên Cần Thơ xây dựng “Bếp ấm” truyền lửa đến tuyến đầu chống dịch

NGUYỄN QUYỀN - THANH SƠN |

Chung tay, góp sức với thành phố Cần Thơ trong nhiệm vụ phòng chống dịch, Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Công đoàn ngành xây dựng mô hình “Bếp ấm – Cùng chung tay phòng chống dịch COVID-19” mang lại những bữa ăn đầy dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, khích lệ, động viên các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch.

Yên Bái chuyển công tác 45 giáo viên vùng cao về huyện, thị, thành phố

Văn Đức |

Ngày 25.6, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt giáo viên chuyển công tác từ vùng đặc biệt khó khăn về các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ngày 20.11 của giáo viên cắm bản trên đỉnh Ra Ty

HƯNG THƠ |

Ngày 20.11 không quà, không hoa, các giáo viên ở trên đỉnh Ra Ty (Hướng Lộc, Hướng Hoá, Quảng Trị) vẫn miệt mài cắm bản mà không kêu ca nửa lời. Với họ, món quà đáng mơ ước nhất là con đường đến trường ít gian nan và học sinh đến trường đầy đủ.

Vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop, học sinh đã đi trở học lại

Chân Phúc |

TPHCM - Số học sinh vắng học ngày 30.9, liên quan đến vụ cô giáo xin hỗ trợ laptop tại Trường Tiểu học Chương Dương đã đi học đầy đủ vào hôm nay 1.10.

Dự báo mới nhất đường đi và cường độ siêu bão số 5 Krathon

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết siêu bão số 5 Krathon ở trên vùng biển đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông sẽ di chuyển chậm theo hướng tây tây bắc trong 24 giờ tới.

Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép ngày đêm hành dân

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Một cơ sở đúc cọc bêtông không phép nằm ngay trong khu dân cư, ngày đêm hoạt động gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của hàng trăm hộ dân.

Lý do người dân không đồng tình vụ bồi thường bò sữa bị chết

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Nhiều hộ gia đình có bò sữa bị chết sau khi tiêm vaccine phòng bệnh cho rằng, mức giá bồi thường công ty đưa ra rất thấp, khó tái đầu tư lại.

TPHCM nâng đường nối 3 quận lên cao độ 2,1m để chống ngập

NHƯ QUỲNH |

Ngoài việc xây dựng bờ kè, TPHCM sẽ nâng mặt đường Trần Xuân Soạn theo cao độ quy hoạch 2,1m để ứng phó tình trạng ngập úng suốt nhiều năm qua.

Giáo viên Cần Thơ xây dựng “Bếp ấm” truyền lửa đến tuyến đầu chống dịch

NGUYỄN QUYỀN - THANH SƠN |

Chung tay, góp sức với thành phố Cần Thơ trong nhiệm vụ phòng chống dịch, Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Công đoàn ngành xây dựng mô hình “Bếp ấm – Cùng chung tay phòng chống dịch COVID-19” mang lại những bữa ăn đầy dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, khích lệ, động viên các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch.

Yên Bái chuyển công tác 45 giáo viên vùng cao về huyện, thị, thành phố

Văn Đức |

Ngày 25.6, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt giáo viên chuyển công tác từ vùng đặc biệt khó khăn về các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ngày 20.11 của giáo viên cắm bản trên đỉnh Ra Ty

HƯNG THƠ |

Ngày 20.11 không quà, không hoa, các giáo viên ở trên đỉnh Ra Ty (Hướng Lộc, Hướng Hoá, Quảng Trị) vẫn miệt mài cắm bản mà không kêu ca nửa lời. Với họ, món quà đáng mơ ước nhất là con đường đến trường ít gian nan và học sinh đến trường đầy đủ.