Nguyên lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hiến kế “cứu” ngành sư phạm

Đặng Chung |

GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho rằng, để thu hút người tài vào ngành sư phạm, chỉ có cách nâng cao chế độ đãi ngộ đối với cử nhân sư phạm và đội ngũ giáo viên. Nhưng để làm được điều này, mình Bộ GDĐT vào cuộc thôi chưa đủ.

Nếu có thu nhập, công ăn việc làm, ngành nào chả hot!

Câu chuyện 9 điểm/3 môn đỗ ngành sư phạm trong mùa tuyển sinh năm nay nhận được sự quan tâm của cả xã hội. Bộ GDĐT đã vào cuộc quyết liệt, làm việc với lãnh đạo các trường sư phạm trên cả nước để tìm cách nâng cao đầu vào trường sư phạm. Vì trong tương lai, với nhiệm vụ đổi mới, rất cần đội ngũ giáo viên giỏi để dẫn dắt công cuộc đổi mới giáo dục thành công.

Tuy nhiên, có một thực tế là nhiều thanh niên đang “thờ ơ” với ngành sư phạm. Có trường, để đảm bảo chỉ tiêu, có ngân sách chi trả lương cho giảng viên đã buộc phải hạ điểm đầu vào để thu hút sinh viên, nhưng vẫn chẳng mấy người mặn mà.

Vì sao lại vậy? GS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT - cho rằng: “Tâm lý của thí sinh và phụ huynh luôn muốn học ngành nào khi ra trường có cơ hội việc làm, được trả lương cao. Dù lương thấp nhưng cũng đảm bảo tối thiểu để sống. Còn lương giáo viên của chúng ta thấp quá. Ra trường đi dạy 10 năm có khi chỉ được dăm triệu. Lương thấp thế ai muốn vào.

Lương là điều kiện tối thiểu, có những giáo viên có thu nhập thêm, nhưng chỉ có ở các thành phố lớn, còn giáo viên ở nông thôn thì khó khăn lắm”.

Cũng theo GS Hạc, vài năm nay các trường sư phạm tuyển quá ồ ạt, không dựa vào nhu cầu thực tế của từng địa phương, dẫn đến việc ngành thì thiếu, ngành thì thừa quá nhiều giáo viên. Cung vượt quá cầu, khiến số cử nhân thất nghiệp ngày càng tăng, điều này tạo nên tâm lý “ngại” vào sư phạm dù thí sinh rất yêu thích.

GS kiến nghị, những trường sư phạm không đủ điều kiện, sau tồn tại 3-5 năm thì nên sáp nhập, hoặc giải thể. Làm được điều này, ngành giáo dục quyết liệt thôi chưa đủ, mà cần sự vào cuộc của Chính phủ, Quốc hội, có chỉ đạo sát sao đến tất cả địa phương.

“Vấn đề nâng cao đầu vào và giải quyết đầu ra của trường sư phạm không khó. Nếu Chính phủ quyết định làm, thì được hết” - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT nhấn mạnh.

 Nâng cao thu nhập cho giáo viên sẽ là chính sách để thu hút người tài vào ngành sư phạm. Ảnh: Hải Nguyễn.

Nên giao quyền tự chủ cho các trường

Còn theo Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), để xảy ra tình trạng thừa-thiếu giáo viên trong thời gian qua, là do cơ chế quản lý ngành giáo dục chồng chéo, phân cấp chưa rõ ràng.

Tiến sĩ Khuyến lấy dẫn chứng từ ngành công an, quân đội: “Sở dĩ các trường công an, quân đội hấp dẫn thí sinh như vậy vì có chính sách bao cấp cho người học, trúng đại học cũng đồng nghĩa với việc vào biên chế của ngành. Giáo dục chưa làm được điều đó. Vấn đề nhân sự do ngành Nội vụ nắm, lương giáo viên thì phụ thuộc vào bên tài chính, trong khi ngành giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng. Muốn nâng cao chất lượng, phải giải quyết được vấn đề việc làm và lương, trong khi ngành giáo dục lại không quyết định được 2 yếu tố quan trọng đó”.

Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng năm học mới diễn ra vào 21.8, Chánh văn phòng Sở Giáo dục TPHCM Đỗ Minh Hoàng cho biết, ngành giáo dục đang kiến nghị Chính phủ cho phép được thực hiện cơ chế đặc thù trong giáo dục.

Nội dung đề xuất là xin cho ngành GDĐT nói chung, các nhà trường nói riêng được tự chủ về tài chính và nhân sự. Từ đó tạo động lực phát triển, làm tăng chế độ thu nhập chính đáng cho giáo viên và thực hiện chủ trương tinh giản biên chế. Đồng thời thống nhất một “đầu mối” quản lý các trường học, các trung tâm là Sở GDĐT. Phòng GDĐT sẽ là đại diện của sở tại các quận, huyện.

Tiến sĩ Lê Viết Khuyến bày tỏ ủng hộ chủ trương giao quyền tự chủ cho các trường. Theo ông, nên để ngành giáo dục nắm đầu mối quản lý, để làm được việc phân bổ chỉ tiêu đầu vào và ra đến từng hệ thống trường học.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Báo Lao Động đoạt giải Nhì chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Vương Trần |

Nhóm tác giả của Báo Lao Động đoạt giải Nhì "Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024" trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng nghỉ hưu trước tuổi

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đã nhận quyết định chính thức nghỉ hưu trước tuổi.

Cựu Chủ tịch FLC và 2 em gái xin giảm án

Việt Dũng |

Trong số 25 người kháng cáo, ông Trịnh Văn Quyết - cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC và em gái đều xin giảm nhẹ hình phạt và giảm trách nhiệm dân sự.

Bệnh nhân ung thư hy vọng được thêm thuốc vào danh mục BHYT

Cao Thơm - Phương Anh |

Trước kiến nghị từ cử tri về việc xem xét, cập nhật danh mục thuốc ung thư mới cho bảo hiểm y tế (BHYT), niềm hy vọng đang nhen nhóm trong lòng nhiều bệnh nhân.

Xem xét kỷ luật đối với cô giáo có lời lẽ thiếu chuẩn mực

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Vụ việc cô giáo bị tố có lời lẽ thiếu chuẩn mực với học sinh, Ban Giám hiệu nhà trường đang xem xét để có hình thức kỷ luật.

Nhật Bản có Thủ tướng mới

Song Minh |

Ngày 1.10, Quốc hội Nhật Bản đã bầu ông Shigeru Ishiba, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm thủ tướng mới của đất nước.

Giá vé máy bay Tết 2025 tăng, đắt nhất gần bằng 1 chỉ vàng

Chí Long |

Trước Tết Âm lịch vài tháng, giá vé máy bay nội địa dịp Tết có xu hướng tăng trung bình khoảng 5-8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cận cảnh TTTM đầu tư trăm tỉ rồi "vỡ mộng" ở Lạng Sơn

An Khánh |

Lạng Sơn - Dù từng được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song TTTM - chợ Đồng Đăng đìu hiu, vắng ngắt. Tòa nhà 3 tầng bề thế nay đã đóng cửa.