Những lớp học đặc biệt

H.VINH |

Việc dạy học cho những học sinh bình thường khó khăn bao nhiêu, thì đối với những học sinh khuyết tật lại càng trở nên vất vả gấp bội. Vẫn có những lớp học đặc biệt tồn tại với lòng đam mê của các thầy cô.
Tại Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh (cơ sở 1, đường Nguyễn Văn Huề, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) nơi có 9 giáo viên đang ngày đêm dạy học và dạy nghề cho hơn 40 trẻ em bị khuyết tật do mắc các di chứng nhiễm chất độc da cam dioxin.
Tại Trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh (cơ sở 1, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) nơi có 9 giáo viên đang ngày đêm dạy học và dạy nghề cho hơn 40 trẻ em bị khuyết tật do mắc các di chứng nhiễm chất độc da cam dioxin.
Việc dạy học với những đứa trẻ đứa trẻ khiếm khuyết luôn có suy nghĩ mặc cảm, tự ti và đặc biệt việc tiếp thu bài giảng hay học nghề luôn khó khăn hơn những người khác nên giáo viên của họ không chỉ cần chuyên môn giỏi mà còn cần có tâm và tình yêu thương.
Việc dạy học với những đứa trẻ đứa trẻ khiếm khuyết luôn khó khăn, và đặc biệt việc tiếp thu bài giảng hay học nghề luôn khó khăn hơn những người khác nên giáo viên của họ không chỉ cần chuyên môn giỏi mà còn cần có tâm và tình yêu thương.
Thầy Trương Tấn Dũng (SN 1982, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng), thầy Dũng tâm sự, thầy đã có thâm niên 10 năm dạy tại Trung tâm này. Bản thân thầy bị bại liệt đôi chân và hai bàn tay bị yếu đi do cơn sốt lúc còn nhỏ.
Thầy Trương Tấn Dũng (SN 1982, trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tâm sự: Thầy đã có thâm niên 10 năm dạy tại trung tâm này. Bản thân thầy bị bại liệt đôi chân và hai bàn tay bị yếu đi do cơn sốt lúc còn nhỏ.
Thầy Dũng bên nét vẽ của mình
Thầy Dũng bên nét vẽ của mình.
Thầy Dũng đang bày các em học sinh tập vẽ
Thầy Dũng đang bày các em học sinh tập vẽ.
Ngoài công việc dạy vẽ, thầy Dũng còn là một kế toán tại trung tâm.
Ngoài công việc dạy vẽ, thầy Dũng còn là một kế toán tại trung tâm.
“Thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương là những gì các thầy cô tại đây dành cho các em học sinh”, cô Mai Thị Ân (SN 1973) giáo viên dạy may cho các em.
“Thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương là những gì các thầy cô tại đây dành cho các em học sinh”, cô Mai Thị Ân (SN 1973) giáo viên dạy may cho các em tâm sự.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Trang (SN 1987), tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non Đại học sư phạm Đà Nẵng, đã dạy tại trung tâm gần 10 năm nay.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Trang (SN 1987), tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non Đại học sư phạm Đà Nẵng, đã dạy tại trung tâm gần 10 năm nay.
“Đây là lớp học khá đặc biệt, lớp có đủ các trẻ em trong các độ tuổi và mắc các chứng bệnh do di chứng của chất độc da cam dioxin gây ra, cho nên việc giảng dạy và truyền kiến thức cho các em khá là vất vả. Và đặc biệt phải nắm được tâm lý của từng em và thật sự yêu thương các em cũng như yêu thương nghề mới có thể truyền đạt một cách tốt nhất”, cô giáo Trang chia sẻ.
“Đây là lớp học khá đặc biệt, lớp có đủ các trẻ em trong các độ tuổi và mắc các chứng bệnh do di chứng của chất độc da cam dioxin gây ra, nên việc giảng dạy và truyền kiến thức cho các em khá là vất vả. Phải nắm được tâm lý của từng em và thật sự yêu thương các em cũng như yêu thương nghề mới có thể truyền đạt  tốt nhất”, cô giáo Trang chia sẻ.
Cô Trang tâm sự, cô thương và chăm sóc những đứa trẻ như chính con, những đứa cháu của mình.
Cô Trang tâm sự, cô thương và chăm sóc những đứa trẻ như chính con, những đứa cháu của mình.
Cô Trang nói, “Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau, nếu ai cũng chọn con đường bằng phẳng thì không biết các em khuyết tật sẽ đi về đâu trong cuộc sống này”.
Cô Trang kể: “Mỗi người có một sự lựa chọn khác nhau, nếu ai cũng chọn con đường bằng phẳng thì không biết các em khuyết tật sẽ đi về đâu trong cuộc sống này”.
Thầy Nguyễn Ngọc Phương (SN 1981, ngoài cùng bên trái) cho rằng, hoàn cảnh của các em học ở nơi đây giống với hoàn cảnh của thầy. Nhưng thầy vẫn may mắn hơn, còn tỉnh táo hơn so với các em nên vẫn còn học hỏi được bên ngoài. Chính vì thế, dạy tại nơi đây như là một sự sẻ chia, một niềm thương yêu với những số phận không được may mắn trong cuộc sống.
Thầy Nguyễn Ngọc Phương (SN 1981, bên trái) cho rằng, hoàn cảnh của các em học ở nơi đây giống với hoàn cảnh của thầy. Nhưng thầy vẫn may mắn hơn, còn tỉnh táo hơn so với các em. Chính vì thế, thày dạy tại nơi đây như là một sự sẻ chia, một niềm thương yêu với những số phận không được may mắn trong cuộc sống.
“Tôi xem các em nơi đây như là các em các cháu trong gia đình, cố gắng làm những điều tốt nhất cho các em dạy cho các em có cái nghề ổn định để tạo ra những sản phẩm. Đấy chính là niềm vui của mình” Thầy Phương tâm sự.
“Tôi xem các em nơi đây như là các em các cháu trong gia đình, cố gắng làm những điều tốt nhất cho các em, dạy cho các em có cái nghề ổn định để tạo ra những sản phẩm. Đấy chính là niềm vui của mình”, thầy Phương tâm sự.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 sắp đến, có thể thấy rằng, các giáo viên dạy trẻ khuyết tật là những người thầm lặng nhất, kiên trì nhất và giàu lòng bao dung nhất. Mỗi bước tiến nhỏ của các em là niềm hạnh phúc với những người làm nghề trồng người.
Mỗi bước tiến nhỏ của các em là niềm hạnh phúc với những người làm nghề "trồng người".
H.VINH
TIN LIÊN QUAN

Vinh danh 48 giáo viên hết lòng vì học sinh khuyết tật

Đặng Chung |

48 thầy cô, những tấm gương âm thầm và lặng lẽ cống hiến, từng ngày nâng ước mơ cho những đứa trẻ khuyết tật trên chặng đường hòa nhập cộng đồng. Hôm nay, họ đã được ghi nhận, tôn vinh.

Máy phơi cà phê thông minh của cậu học sinh khuyết tật lớp 8

Kim Đồng |

Dù chỉ mới học lớp 8, nhưng hai học sinh của một trường THPT tại Lâm Đồng đã tự thiết kế hệ thống máy phơi cà phê thông minh: tự đo độ ẩm không khí, đóng các tấm bạt để cà phê không bị ướt; tự đảo, làm khô cà phê... và đạt giải 4 tại cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học phía Nam năm học 2017-2018. Điều đặc biệt, người nảy ra ý tưởng cho sản phẩm này là cậu bé khuyết tật phải đi lại bằng nạng gỗ.

Học sinh khuyết tật nặng có được miễn, giảm học phí?

M. Chi (ghi) |

Bạn đọc N.D, email: nguyenduyx@xxx, hỏi: Tôi ở Hải Phòng. Con tôi được chứng nhận là trẻ khuyết tật nặng. Hiện cháu đang học cấp 2. Tôi xin hỏi, con tôi có được miễn hay giảm học phí không?

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn

Hà Anh |

Sáng 4.10, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.

Đề nghị án chung thân với Trương Mỹ Lan ở giai đoạn 2

Tâm Tú |

TPHCM - Tại phiên xét xử liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đại diện VKSND TPHCM đề nghị tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án chung thân.

Làm đường vào xã nông thôn mới sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Một tuyến đường vào xã điểm nông thôn mới kiểu mẫuĐiện Biên xuống cấp nghiêm trọng đang được sửa chữa sau phản ánh của Báo Lao Động.

Ly kỳ số phận con tàu ma trôi dạt tự do vào biển Ninh Thuận

Hữu Long |

Ninh Thuận - Một con tàu dạt vào bờ biển được giới trẻ tìm đến chụp ảnh. Ít ai biết con tàu này có số phận long đong, chủ sở hữu hiện đã mất liên lạc.

Israel không kích dữ dội vào thủ đô Lebanon

Thanh Hà |

Các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut của Lebanon vào đêm 3.10 tới sáng 4.10 nhằm vào lãnh đạo Hezbollah Hashem Safieddine.

Vinh danh 48 giáo viên hết lòng vì học sinh khuyết tật

Đặng Chung |

48 thầy cô, những tấm gương âm thầm và lặng lẽ cống hiến, từng ngày nâng ước mơ cho những đứa trẻ khuyết tật trên chặng đường hòa nhập cộng đồng. Hôm nay, họ đã được ghi nhận, tôn vinh.

Máy phơi cà phê thông minh của cậu học sinh khuyết tật lớp 8

Kim Đồng |

Dù chỉ mới học lớp 8, nhưng hai học sinh của một trường THPT tại Lâm Đồng đã tự thiết kế hệ thống máy phơi cà phê thông minh: tự đo độ ẩm không khí, đóng các tấm bạt để cà phê không bị ướt; tự đảo, làm khô cà phê... và đạt giải 4 tại cuộc thi khoa học kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia dành cho học sinh trung học phía Nam năm học 2017-2018. Điều đặc biệt, người nảy ra ý tưởng cho sản phẩm này là cậu bé khuyết tật phải đi lại bằng nạng gỗ.

Học sinh khuyết tật nặng có được miễn, giảm học phí?

M. Chi (ghi) |

Bạn đọc N.D, email: nguyenduyx@xxx, hỏi: Tôi ở Hải Phòng. Con tôi được chứng nhận là trẻ khuyết tật nặng. Hiện cháu đang học cấp 2. Tôi xin hỏi, con tôi có được miễn hay giảm học phí không?