1. Công bố quy chế thi THPT
Bộ GDĐT vừa ban hành Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018. Theo đó, kỳ thi năm nay, bài thi tự luận (môn Ngữ văn) được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Quy chế cũng “mạnh tay” hơn với trong việc xử lý vi phạm quy chế. Năm nay, nếu vi phạm quy chế thí sinh sẽ bị lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Chi tiết xem tại đây.
2. Xung đột trong tư duy giáo dục
Chuyện “cô giáo quỳ xin lỗi” ở Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) bắt nguồn từ việc cô giáo Nhung phạt học trò quỳ gối. Khảo sát tình hình chung trong tỉnh Long An, chuyện giáo viên phạt học sinh quỳ gối là khá phổ biến. Chi tiết xem tại đây.
Điều này lại nổi lên vấn đề lớn về xung đột tư duy trong giáo dục hiện nay. Đó là quan điểm về phương pháp khắt khe mang tính kỷ luật “thương cho roi vọt” có còn phù hợp? Chi tiết xem tại đây.
Việc giáo dục học trò bằng cách dùng hình phạt, sử dụng đòn roi không nên khuyến khích, nhưng có lúc mọi lời nói đều bất lực trước sự lì lợm, khó bảo của trò. Lúc này, giáo viên nên ứng xử ra sao, có nên lùi bước trước học sinh hư để đảm bảo “an toàn” cho mình? Chi tiết xem tại đây.
3. Giáng chức vì lập chứng từ khống rút ngân sách
Bà Võ Thị Thúy Oanh - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) bị giáng chức xuống làm hiệu phó, đồng thời được bố trí điều chuyển sang công tác tại một đơn vị khác do vi phạm liên quan đến tài chính. Hiệu trưởng này đã thông đồng với kế toán của trường lập chứng từ khống để rút ruột ngân sách và quỹ phụ huynh học sinh. Chi tiết xem tại đây.
4. Học sinh bóp cổ cô giáo đã đến xin lỗi
Sau 1 tuần lễ được cho nghỉ học để “ổn định tinh thần”, ngày 9.3, học sinh (HS) N.V.M.T đã đi học trở lại. Trước đó, em T và cha mẹ đã đến nhà xin lỗi cô giáo C.T.N. Cô N cho biết, sau vụ việc xảy ra, cô đã nhanh chóng ổn định tinh thần, đi dạy bình thường. Chi tiết xem tại đây.
5. Quy định chuẩn chữ viết có gây xáo trộn?
Trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 88 của Quốc hội khuyến khích nhiều tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK. Nếu không có quy định thống nhất sẽ khó tránh khỏi tình trạng mỗi SGK viết một cách, gây khó khăn cho việc dạy, học và đánh giá kết quả giáo dục. Trước yêu cầu đó, Bộ GDĐT đang tổ chức biên soạn văn bản quy định về chính tả trong SGK mới. Tuy nhiên, dư luận lo ngại sẽ có gây nên những xáo trộn trong dạy và học. Các chuyên gia giáo dục nói gì? Chi tiết xem tại đây.