Từ 2021, đào tạo giáo viên sẽ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu

Bích Hà |

Ngoài việc miễn học phí, hỗ trợ chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng cho sinh viên sư phạm, thì từ năm 2021, việc đào tạo giáo viên sẽ thực hiện theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu của các địa phương.

Thu hút người giỏi vào học trường sư phạm

Ngày 29.4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Theo ông Trần Tú Khánh - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ GDĐT), Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ hai khoản kinh phí là học phí và sinh hoạt phí.

Tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi sinh viên sư phạm theo học. Ngoài ra, sinh viên sư phạm được hỗ trợ thêm 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.

Nếu sinh viên sư phạm không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; hoặc công tác không đủ thời gian công tác theo quy định; hoặc sinh viên sư phạm chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học thì sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo.

Với các chính sách mới, Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, thu hút người giỏi vào học trường sư phạm, thúc đẩy chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Địa phương có thể đặt hàng đào tạo giáo viên

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) Phạm Như Nghệ, ngoài việc hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm, Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ còn có nhiều điểm mới, trong đó có việc đào tạo sinh viên sư phạm gắn chặt với nhu cầu sử dụng và tuyển dụng giáo viên tại các địa phương.

Từ năm 2021, việc này sẽ được thực hiện dựa trên cơ chế giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm của các địa phương với các cơ sở đào tạo. Đồng thời quy định gắn trách nhiệm của các địa phương từ nhu cầu đến đặt hàng đào tạo, việc bố trí, sử dụng sinh viên sau tốt nghiệp nhằm tránh tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và thực trạng sinh viên sư phạm ra trường làm trái ngành nghề đào tạo đang diễn ra.

Để triển khai các quy định trong Nghị định 116/2020/NĐ-CP, Bộ GDĐT vừa có công văn hướng dẫn các địa phương, các cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội.

Tại hội nghị, đại diện Bộ GDĐT cho biết, UBND các tỉnh sẽ xác định nhu cầu sử dụng giáo viên mới, lập dự toán và bố trí kinh phí, thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc, đặt hàng đào tạo các cơ sở đào tạo giáo viên khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương.

Cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc địa phương nhận nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho địa phương trên cơ sở phù hợp với chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ GDĐT thông báo và nhu cầu sử dụng của địa phương, có thể nhận đặt hàng của các địa phương khác.

Bộ GDĐT sẽ xác định và thông báo chỉ đào tạo giáo viên đối với các cơ sở đào tạo giáo viên. Công khai thông tin về tuyển sinh và đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước để các địa phương, người học tham khảo.

Dự kiến, Bộ GDĐT xác định và thông báo chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên trên cổng thông tin của Bộ trước ngày 15.5. UBND cấp tỉnh hoàn thành giao nhiệm vụ đặt hàng đào tạo giáo viên đối với các cơ sở đào tạo giáo viên trước ngày 15.6.

Bộ GDĐT cũng sẽ tổ chức để các cơ sở đào tạo giáo viên xây dựng phần mềm dùng chung nhằm hỗ trợ các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên điều phối cung - cầu cho việc tổ chức đặt hàng và nhận đặt hàng đào tạo giáo viên phù hợp với nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương, cũng như năng lực đào tạo giáo viên của các cơ sở giáo dục.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Thầy cô “tăng ca” không lương vì thiếu giáo viên trầm trọng

Đặng Chung - Thiều Trang |

Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc thiếu giáo viên đã và đang gây áp lực vô cùng lớn lên đội ngũ nhà giáo. Giáo viên phải cật lực làm việc, tăng giờ làm nhưng nhiều thầy cô không nhận được bất cứ đồng lương “tăng ca” nào. Điều này không chỉ là thiệt thòi, mà ít nhiều khiến giáo viên vơi đi động lực cống hiến.

Dự kiến tăng lương giáo viên mới ra trường: Sinh viên sư phạm nói gì?

Chân Phúc - Anh Nhàn |

Mới đây, trong buổi giao lưu với sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chia sẻ về vấn đề lương giáo viên mới ra trường trong tương lai. Dự kiến, lương giáo viên mới ra trường sẽ là 6 triệu đồng/tháng thay vì 3 triệu như hiện nay. Trước thông tin này, nhiều sinh viên sư phạm sắp ra trường bày tỏ sự vui mừng vì không phải lo tiền lương không đủ trang trải chi phí sinh hoạt.

Đồng ý hỗ trợ sinh viên sư phạm 3,63 triệu đồng/tháng

Minh Hương |

Chính phủ đồng ý hỗ trợ sinh viên sư phạm 3,63 triệu đồng/tháng tại Nghị quyết 129/NQ-CP.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.

Cận cảnh côn trùng chưa có thuốc trị tấn công lúa diện rộng

Lục Tùng - Phong Linh |

Kiên Giang - Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị, bọ xít hôi có khả năng tiếp tục gây hại trên nhiều cánh đồng lúaĐồng bằng sông Cửu Long.

Thầy cô “tăng ca” không lương vì thiếu giáo viên trầm trọng

Đặng Chung - Thiều Trang |

Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc thiếu giáo viên đã và đang gây áp lực vô cùng lớn lên đội ngũ nhà giáo. Giáo viên phải cật lực làm việc, tăng giờ làm nhưng nhiều thầy cô không nhận được bất cứ đồng lương “tăng ca” nào. Điều này không chỉ là thiệt thòi, mà ít nhiều khiến giáo viên vơi đi động lực cống hiến.

Dự kiến tăng lương giáo viên mới ra trường: Sinh viên sư phạm nói gì?

Chân Phúc - Anh Nhàn |

Mới đây, trong buổi giao lưu với sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chia sẻ về vấn đề lương giáo viên mới ra trường trong tương lai. Dự kiến, lương giáo viên mới ra trường sẽ là 6 triệu đồng/tháng thay vì 3 triệu như hiện nay. Trước thông tin này, nhiều sinh viên sư phạm sắp ra trường bày tỏ sự vui mừng vì không phải lo tiền lương không đủ trang trải chi phí sinh hoạt.

Đồng ý hỗ trợ sinh viên sư phạm 3,63 triệu đồng/tháng

Minh Hương |

Chính phủ đồng ý hỗ trợ sinh viên sư phạm 3,63 triệu đồng/tháng tại Nghị quyết 129/NQ-CP.