Kiến nghị điều chỉnh tuyến đường sắt Nam Thăng Long, tăng hơn 16.000 tỉ đồng

PHẠM ĐÔNG |

UBND TP Hà Nội đề xuất tổng mức đầu tư mới của dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là 35.588 tỉ đồng. Quy mô tổng mức đầu tư này tăng thêm 16.033 tỉ đồng so với phê duyệt.

Ngày 21.1, Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 05/TTr-UBND trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Đây là tờ trình thứ hai liên quan việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trên được UBND TP Hà Nội trình lên Chính phủ trong 6 tháng gần đây.

Tại Tờ trình số 05/TTr-UBND, có 3 nội dung quan trọng của Dự án ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được UBND TP Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh.

Nội dung thứ nhất liên quan đến quy mô xây dựng. Theo đó, tổng chiều dài tuyến của dự án vẫn được giữ nguyên so với phê duyệt trước đó, nhưng có sự thay đổi về chiều dài đoạn đi trên cao (tăng từ 8,5km lên 8,9km) và đoạn đi ngầm (giảm từ 3km xuống 2,6km).

Nội dung quan trọng thứ hai liên quan chi phí thực hiện dự án. Tại Tờ trình số 05/TTr-UBND, UBND TP Hà Nội đề xuất tổng mức đầu tư mới của dự án là 35.588 tỉ đồng, tương đương 200.744 triệu Yên, hay 1.504,97 triệu USD.

Quy mô tổng mức đầu tư này tăng thêm 16.033 tỉ đồng so với phê duyệt, trong đó, 2 hạng mục bị tăng vốn lớn nhất là chi phí xây dựng (tăng 6.676 tỉ đồng) và chi phí thiết bị (tăng 2.754 tỷ đồng).

Nội dung thay đổi thứ ba liên quan thời gian thực hiện dự án. Tại tờ trình này, UBND TP Hà Nội đề xuất hoàn thành dự án đưa vào khai thác, vận hành năm 2029 và 2 năm tiếp theo đào tạo vận hành bảo dưỡng.

Ngoài ra, một nội dung quan trọng khác được đề cập trong Tờ trình số 05/TTr-UBND là việc UBND TP Hà Nội cho biết, phương án xây dựng ga ngầm C9 bên dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng phía trước Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và trụ sở HĐND - UBND TP Hà Nội chỉ vi chỉnh vị trí thân ga và điều chỉnh kết cấu sao cho bảo đảm an toàn kỹ thuật trong phạm vi hành lang tuyến đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2297/QĐ-UBND ngày 28.3.2013 về việc phê duyệt Quy hoạch mặt bằng tuyến cho phần đi ngầm (đoạn tuyến từ Km2+450 đến Km11+133,77) tỉ lệ 1/500 của Dự án.

Đồng thời, phương án xây dựng ga C9 bảo đảm không vi phạm vùng bảo vệ II của di tích hồ Hoàn Kiếm, không ảnh hưởng đến an toàn các công trình văn hóa, bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc...

Phương án lựa chọn này đã được UBND TP Hà Nội nghiên cứu cẩn trọng, xin ý kiến thống nhất các bộ, ngành liên quan và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo Quốc hội trước kỳ họp thứ 4, Bộ Giao thông Vận tải cho hay dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang vướng mắc trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công và Nghị định về quản lý, sử dụng vốn ODA. Sau hơn 10 năm, việc xác định vị trí, thiết kế ga ngầm C9 còn nhiều ý kiến khác nhau.

Tuyến metro được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2008, thời gian thực hiện 2009-2015. Điểm đầu tuyến tại khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), theo đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài và kết thúc trên phố Huế (ngã tư giao với đường Nguyễn Du).

Theo phương án đã được phê duyệt, tuyến đường sắt dài 11,5km, trong đó đoạn trên cao 2,6 km, đoạn ngầm gần 9km. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Được đầu tư hơn 65.000 tỉ, tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc có gì?

LINH TRANG |

Mới đây, TP Hà Nội đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc) với tổng mức đầu tư hơn 65.000 tỉ đồng.

Nếu làm từng tuyến, 100 năm nữa Hà Nội mới xong 12 đường sắt đô thị

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, nếu làm từng tuyến đường sắt đô thị, 100 năm nữa Hà Nội mới xong được 12 tuyến. Do đó, thành phố sẽ báo cáo Bộ Chính trị để có đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị.

Có phương án mới xây ngầm C9 metro Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo

Minh Hạnh |

Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), phương án được lựa chọn là đưa ga ngầm C9 tuyến metro Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo ra ngoài vùng bảo vệ II của di tích hồ Hoàn Kiếm.

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Phá cửa xếp dập tắt đám cháy nhà dân ở Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Hải Phòng - Chiều 27.9, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cháy nhà dân ở phường Đông Hải 2 (quận Hải An).

Giao nhân sự làm Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính

PHẠM ĐÔNG |

Ông Vũ Nhữ Thăng được giao tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.

Kẻ dương tính ma túy gây tai nạn, bé 8 tháng tuổi mồ côi cha

TẠ QUANG - YẾN PHƯƠNG |

Cần Thơ - Vụ đối tượng dương tính ma túy lái xe ô tô tải gây tai nạn liên hoàn vào trưa 26.9 đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình các nạn nhân.

Khủng hoảng tâm lý khi chứng kiến sạt lở ven sông Hồng

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Trong vòng chỉ hơn 1 tháng, hộ gia đình ở Gia Lâm chứng kiến 2 vụ sạt lở cuốn phăng công trình và nhiều diện tích đất thổ cư.

Được đầu tư hơn 65.000 tỉ, tuyến đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc có gì?

LINH TRANG |

Mới đây, TP Hà Nội đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 5 (Văn Cao - Hòa Lạc) với tổng mức đầu tư hơn 65.000 tỉ đồng.

Nếu làm từng tuyến, 100 năm nữa Hà Nội mới xong 12 đường sắt đô thị

PHẠM ĐÔNG - KHÁNH AN |

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, nếu làm từng tuyến đường sắt đô thị, 100 năm nữa Hà Nội mới xong được 12 tuyến. Do đó, thành phố sẽ báo cáo Bộ Chính trị để có đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị.

Có phương án mới xây ngầm C9 metro Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo

Minh Hạnh |

Theo đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), phương án được lựa chọn là đưa ga ngầm C9 tuyến metro Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo ra ngoài vùng bảo vệ II của di tích hồ Hoàn Kiếm.