Triển khai sử dụng cát biển thay thế cát sông làm cao tốc ở miền Tây

Tạ Quang |

Chiều 11.5, tiếp tục chuyến công tác tại tỉnh Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có buổi làm việc với các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TP Hồ Chí Minh về giải quyết vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, nguồn vật liệu cát đắp là một vấn đề hết sức quan trọng, cần được giải quyết để đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Tạ Quang
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Tạ Quang

Trên cơ sở đó, Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương báo cáo cụ thể về nhu cầu nguồn vật liệu cát cho các dự án đang triển khai tại khu vực phía Nam, nhất là những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục khai thác. Đặc biệt, làm rõ nguyên nhân tại sao đã nhiều lần họp để tìm giải pháp nhưng đến nay vẫn thiếu nguồn cát phục vụ thi công công trình.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Tạ Quang
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Tạ Quang

Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ triển khai thi công 16 dự án. Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền đường cho các dự án khoảng 70 triệu m3. Đến nay, đã xác định được nguồn cung 37 triệu m3 cát, còn thiếu 26 triệu m3 cát. Trong đó, đủ điều kiện khai thác là 18,3 triệu m3 cát.

Về vấn đề cát biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hoàn thành dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL. Theo đó, kết quả đã được bàn giao cho tỉnh Sóc Trăng với trữ lượng khoảng 145 triệu m3.

Tuy nhiên, về phía địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu nhận định, địa phương không có khả năng quản lý khai thác ngoài khơi, vậy nên kiến nghị Phó Thủ tướng chỉ đạo giao cho Cảnh sát biển là đơn vị quản lý nguồn tài nguyên cát biển.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đặt vấn đề hiện chỉ có 21 danh mục dự án được áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 106, trong đó không quy định chính sách đặc thù đối với khai thác cát biển để làm vật liệu phục vụ thi công cao tốc. Mặc dù, hiện nay tỉnh Sóc Trăng rất quyết tâm thực hiện theo chỉ đạo, nhưng cũng mong Phó Thủ tướng và các Bộ, ngành quan tâm, giúp đỡ để triển khai đúng quy định pháp luật.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ GTVT triển khai sử dụng cát biển thay thế cát sông đối với các dự án cao tốc đang thiếu cát.

“Cát biển cấp cho dự án cao tốc là nằm trong cơ chế đặc thù. Do đó, các địa phương có cát biển triển khai các thủ tục cung cấp mỏ cát biển áp dụng theo cơ chế đặc thù để phục vụ cho dự án cao tốc”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, trong vấn đề cấp phép khai thác mỏ, các đơn vị chịu trách nhiệm đầu tiên trước pháp luật chính là chủ đầu tư, nhà đầu tư và những người đi khai thác.

Đơn vị thi công lu nền tại cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh: Tạ Quang
Đơn vị thi công lu nền tại cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh: Tạ Quang

“Chính vì thế, khi muốn kiểm tra, chúng ta cần yêu cầu các đơn vị này cung cấp các nội dung về thiết kế, công suất; hoặc có thể thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để giám sát chặt chẽ. Nếu cần thiết, có thể ký kết phối hợp với Bộ, ngành để được hỗ trợ trong công tác thanh tra, kiểm tra”, Phó Thủ tướng gợi ý.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị, địa phương xem việc cung cấp cát cho các dự án là nhiệm vụ chính trị, phải thực hiện cấp thủ tục, khai thác theo đúng quy định pháp luật. Riêng với những mỏ đang hoạt động mà phải tạm dừng, cần khẩn trương đánh giá lại trữ lượng, tác động môi trường, cấp lại giấy phép khai thác.

Tạ Quang
TIN LIÊN QUAN

Còn 26 triệu m3 cát chưa xác định được nguồn để phục vụ dự án trọng điểm

Tạ Quang |

Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng, đến nay, đã xác định được nguồn cung cho 37/63 triệu m3 cát, còn thiếu 26 triệu m3 cát chưa xác định được nguồn, cấp Bản xác nhận 29,5/37triệu m3, đủ điều kiện khai thác 18,3 triệu m3.

Người dân đặt vấn đề khai thác cồn để lấy cát làm cao tốc

TẠ QUANG |

Vĩnh Long – Trong buổi gặp gỡ với Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, người dân vùng mỏ cát ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đặt vấn đề về việc khai thác cồn để làm cao tốc.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thị sát các mỏ cát phục vụ cao tốc Bắc – Nam

Tạ Quang |

Vĩnh Long - Sáng 11.5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu đoàn công tác đã có buổi kiểm tra tình hình khai thác mỏ cát phục vụ cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

Nước rút, nắng lên, người dân Yên Bái tất bật về nhà sau bão lũ lịch sử

Trần Bùi |

Sáng 12.9, nước đã rút, những tia nắng đầu tiên xuất hiện, người dân thành phố Yên Bái bắt đầu tập trung tìm kiếm những gì còn sót lại và vệ sinh nhà cửa.

Xảy ra 70 sự cố đê điều tại 11 tỉnh/thành

Khương Duy |

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3. Cả nước xảy ra 70 sự cố đê điều.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.